Giải Địa 10 Bài 12: Nước biển và đại dương KNTT Giải Địa 10 SGK - Kết nối tri thức

  • 1 Đánh giá

Khoahoc xin giới thiệu tới các em học sinh bài Giải Địa 10 Bài 12: Nước biển và đại dương KNTT. Hướng dẫn các em trả lời các câu hỏi trong bài chi tiết, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi & làm bài tập Địa lí 10 bài 12. Dưới đây là nội dung chi tiết, các em tham khảo nhé

Mở đầu trang 41 SGK Địa lí 10 KNTT

Nước biển và đại dương có những tính chất gì? Trong biển và đại dương diễn ra những vận động nào?

Lời giải:

- Tính chất của nước biển và đại dương: độ muối, nhiệt độ.

- Các vận động chính của nước biển và đại dương: sóng, thủy triều, dòng biển.

1. Tính chất của nước biển và đại dương

Câu hỏi trang 41 SGK Địa lí 10 KNTT: Đọc thông tin trong mục 1, hãy trình bày tính chất của nước biển và đại dương.

Lời giải:

* Độ muối

- Nước biển có nhiều chất hoà tan, nhiều nhất là các muối khoáng.

- Độ muối trung bình của nước biển là 35%o.

- Độ muối tăng hay giảm phụ thuộc vào lượng bốc hơi, lượng mưa và lượng nước sông đổ vào.

- Độ muối còn thay đổi theo vĩ độ.

- Độ muối cũng thay đổi khá phức tạp theo độ sâu, tuỳ thuộc vào các điều kiện khí tượng, thuỷ văn.

* Nhiệt độ

- Chế độ nhiệt của nước biển điều hoà hơn chế độ nhiệt của không khí.

- Nhiệt độ trung bình bề mặt toàn bộ đại dương thế giới là khoảng 17°C.

- Nhiệt độ nước biển thay đổi theo mùa trong năm. Nhiệt độ nước biển mùa hạ cao hơn mùa đông.

- Nhiệt độ nước biển giảm dần từ Xích đạo về hai cực. Nhiệt độ nước biển cũng giảm dần theo độ sâu.

2. Sóng, thuỷ triều và dòng biển

Câu hỏi trang 42 SGK Địa lí 10 KNTT: Dựa vào thông tin trong mục a và hình 12.1, 12.2, hãy giải thích hiện tượng sóng biển.

Dựa vào thông tin trong mục a và hình 12.1, 12.2, hãy giải thích hiện tượng sóng biển

Lời giải:

- Sóng biển là sự dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.

- Sóng phát sinh chủ yếu là do gió. Gió càng mạnh, sóng càng lớn.

- Các hoạt động động đất, núi lửa lớn dưới đáy biển tạo nên một dạng sóng dài đặc biệt, lan truyền theo phương ngang, với tốc độ lớn, vào đến bờ có thể cao trên 20 m, gọi là sóng thần.

Câu hỏi trang 42 SGK Địa lí 10 KNTT: Dựa vào thông tin trong mục b và các hình 12.3, 12.4, hãy:

- Giải thích hiện tượng thuỷ triều.

- Cho biết khi dao động thuỷ triều có biên độ lớn nhất và nhỏ nhất thì ở Trái Đất thấy hình dạng Mặt Trăng như thế nào.

Dựa vào thông tin trong mục b và các hình 12.3, 12.4, hãy Giải thích hiện tượng thuỷ triều

Dựa vào thông tin trong mục b và các hình 12.3, 12.4, hãy Giải thích hiện tượng thuỷ triều

Lời giải:

* Thủy triều

- Thuỷ triều là hiện tượng nước biển dâng cao và hạ thấp theo quy luật hằng ngày.

- Nguyên nhân chủ yếu sinh ra thuỷ triều là do lực hấp dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời cùng với lực li tâm của Trái Đất. Thuỷ triều còn chịu tác động của các nhân tố khác như sự thay đổi khí áp, hình dạng bờ biển,...

- Thuỷ triều lên xuống với biên độ thay đổi theo không gian và thời gian.

* Khi dao động thuỷ triều có biên độ lớn nhất và nhỏ nhất thì ở Trái Đất thấy hình dạng Mặt Trăng (tròn hoặc 1 nửa hay còn trăng tròn và trăng khuyết).

Câu hỏi trang 43 SGK Địa lí 10 KNTT: Dựa vào thông tin trong mục c, hình 12.5, hãy:

- Trình bày chuyển động của các dòng biển trong đại dương.

- Kể tên một số dòng biển trong các đại dương.

Dựa vào thông tin trong mục c, hình 12.5, hãy Trình bày chuyển động của các dòng biển trong đại dương

Lời giải:

* Sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương

- Dòng biển nóng xuất phát từ vùng vĩ độ thấp chảy về vùng vĩ độ cao.

- Dòng biển lạnh xuất phát từ vùng vĩ độ cao chảy về vùng vĩ độ thấp.

- Ở vùng gió mùa hoạt động thường xuyên, xuất hiện các dòng biển đổi chiều theo mùa.

* Một số dòng biển trong các đại dương

- Dòng biển nóng: Ngược xích đạo, Nam xích đạo, Bắc xích đạo, Bắc Thái Bình Dương, Mũi kim, Mô-dăm-bích,…

- Dòng biển lạnh: Ca-li-phooc-ni-a, Pê-ru, Ca-na-ri, Theo gió tây, Ben-ghê-la,…

3. Vai trò của biển và đại dương đối với phát triển kinh tế - xã hội

Câu hỏi trang 44 SGK Địa lí 10 KNTT: Đọc thông tin trong mục 3, hãy nêu vai trò của biển và đại dương đối với phát triển kinh tế-xã hội.

Lời giải:

Biển và đại dương có vai trò to lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong thời đại ngày nay:

- Biển và đại dương cung cấp nguồn tài nguyên quý giá: tài nguyên sinh vật biển, tài nguyên khoáng sản biển (dầu mỏ, khí thiên nhiên, muối biển,...); năng lượng sóng biển, thuỷ triều,...

- Biển và đại dương là môi trường cho các hoạt động kinh tế - xã hội: đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, giao thông vận tải biển, du lịch biển,...

- Biển và đại dương góp phần điều hoà khí hậu, đảm bảo sự đa dạng sinh học. Tuy nhiên, tài nguyên biển là có hạn và dễ bị tổn thương. Vì vậy, con người cần khai thác biển và đại dương một cách hợp lí và bền vững.

Luyện tập 1 trang 44 SGK Địa lí 10 KNTT: Giải thích sự khác biệt về nhiệt độ và độ muối của các biển và đại dương.

Lời giải:

Độ muối (độ mặn nước biển, đại dương) khác nhau do tác động của các yếu tố:

- Nhiệt độ nước biển, đại dương (các dòng hải lưu nóng, lạnh).

- Lượng bay hơi nước.

- Nhiệt độ môi trường không khí.

- Lượng mưa.

- Điều kiện địa hình (vùng biển, đại dương kín hay hở).

- Số lượng nước sông đổ ra biển, đại dương.

⇒ Độ muối của biển và đại dương khác nhau.

Ví dụ: Biển Việt Nam: 33%o; Biển Ban tích: 32%o; Biển Hồng Hải: 41% o

Luyện tập 2 trang 44 SGK Địa lí 10 KNTT: Phân biệt ba dạng vận động của nước biển: sóng, thuỷ triều, dòng biển.

Lời giải:

Hiện tượng

Sóng

Thủy triều

Dòng biển

Khái niệm

Là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.

Là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kỳ của các khối nước trong các biển và đại dương.

Là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.

Nguyên nhân

Được hình thành chủ yếu do tác động của gió. Gió thổi càng mạnh và thời gian càng lâu thì sóng biển càng lớn.

Được hình thành chủ yếu do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.

Được hình thành chủ yếu do tác động của các loại gió thổi thường xuyên trên bề mặt Trái Đất.

Biểu hiện

Sóng bạc đầu, sóng lừng, sóng thần,…

- Triều cường, triều kém.

- Bán nhật triều, nhật triều, triều không đều.

Dòng biển nóng, dòng biển lạnh.

Vận dụng trang 44 SGK Địa lí 10 KNTT: Tìm hiểu thông tin, cho biết vai trò của biển đối với kinh tế - xã hội nước ta.

Lời giải:

- Học sinh có thể tìm hiểu vai trò của biển đối với kinh tế - xã hội nước ta thông qua sách, báo hoặc internet.

- Vai trò của biển đối với kinh tế - xã hội nước ta.

+ Kinh tế: Phát triển tổng hợp kinh tế biển (vận tải biển, khai khoáng, thủy hải sản và du lịch biển) -> Đẩy mạnh phát triển kinh tế, đóng góp GDP, tăng nguồn thu cho ngư dân,…

+ Văn hóa, xã hội: Hình thành các đô thị mới dọc ven biển, đa dạng văn hóa do dễ dàng tiếp xúc với nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới.

+ An ninh, quốc phòng: Hệ thống tiền tiêu để nước ta tiến ra biển trong thời đại mới, hội nhập kinh tế, bảo vệ đất liền,…

Bài tiếp theo: Giải Địa 10 Bài 13: Thực hành: Phân tích chế độ nước sông Hồng KNTT

Giải Địa 10 Bài 12: Nước biển và đại dương KNTT được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em nắm được nội dung của bài, củng cố kiến thức môn Địa lí 10 từ đó chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác như Toán, Hóa học, Ngữ văn, tiếng Anh, Địa lí 10 KNTT, soạn Văn 10 Kết nối tri thức tập 1....đều có tại, tài liệu học tập lớp 10

  • 53 lượt xem

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Địa lý 10 Kết nối tri thức