Giới thiệu về quốc kì quốc ca Việt Nam.
D. Hoạt động vận dụng.
1. Giới thiệu về quốc kì quốc ca Việt Nam.
Bài làm:
Ai trong chúng ta cũng đã từng được hát Quốc ca dưới lá cờ đỏ sao vàng và với mỗi người dân Việt Nam, chào cờ và hát Quốc ca là nghi thức quan trọng thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào và trách nhiệm với Tổ quốc. Trong một ngày lễ đặc biệt, ngày độc lập, tự do của mỗi người dân Việt, giá trị lịch sử, giá trị nghệ thuật, giá trị thời đại của Quốc ca, Quốc kỳ vẫn luôn tỏa sáng, thể hiện khát vọng, niềm tin yêu hòa bình, hướng tới tương lai của dân tộc Việt Nam.Lắng đọng trong tim mỗi người, hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng năm cánh tung bay cùng nhịp quân hành hùng tráng đã thắp lên tình cảm thiêng liêng, lòng tự hào, tự tôn dân tộc trong tim mỗi người Việt Nam. 70 năm qua, âm vang của bài Tiến quân ca, hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng vẫn đang và mãi là sự lựa chọn của nhân dân Việt Nam. GS.TS Nguyễn Quang Ngọc - Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam cho biết: "Khi trông thấy lá cờ đỏ sao vàng, Việt Nam muôn người như một, phải nói là có một cái cảm tưởng hết sức thiêng liêng và đấy chính là sự hội tụ sức mạnh của dân tộc". Thiếu tướng Vũ Quang Đạo - Nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự cho biết: "Chính lá cờ đỏ sao vàng và bài Tiến quân ca ấy, nội dung của nó, giai điêu của nó, màu sắc của nó đã phản ánh toàn thể ý chí và nguyện vọng của nhân dân ta và có lẽ vì vậy suốt 70 năm qua, lá cờ đỏ sao vàng và Tiến quân ca đã trở thành ngọn cờ, trở thành lời ca thúc giục quân và dân ta dành thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám, trong hai cuộc kháng chiến và cho đến hiện nay, trong bảo vệ xây dựng Tổ quốc ". Dù ở đâu, là địa đầu Tổ quốc hay giữa ngàn khơi sóng gió, hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng vẫn tung bay giữa bầu trời xanh thẳm. Chúng ta, mỗi người con đất Việt hát chung một câu hát, hai tiếng Tổ quốc thiêng liêng- đó là niềm tự hào dân tộc, niềm tin yêu Tổ quốc.
Xem thêm bài viết khác
- Nêu các bước thực hiện các đề sau: Đề 1: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:" Có công mài sắt có ngày lên kim"...
- Soạn văn 7 VNEN bài 20: Thêm trạng ngữ cho câu- câu đặc biệt
- Dựa vào kết quả mục a) em hãy phân biệt sự khác nhau căn bản giữa nghị luận và các thể loại tự sự trữ tình.
- Phân tích lô gích lựa chọn và sắp xếp các câu tục ngữ sau đây của người sưu tầm :
- Viết một đoạn văn ( từ 5 – 7 câu ) về chủ đề tự chọn, trong đó có câu :
- Điền tên các kiểu câu đơn vào chỗ trống, sau đó vẽ sơ đồ các kiểu câu vào vở bài tập...
- Giải thích địa danh, tên người, sản vật, phong tục có trong các câu tục ngữ, ca dao, dân ca mà em sưu tầm được.
- Trao đổi để thống nhất khái niệm về các thể loại văn học dưới đây :
- Văn bản Sống chết mặc bay có thể được chia làm mấy đoạn ? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì ?
- Kẻ bảng sau vào vở và điền nội dung khái quá các phần theo bố cục của văn biểu cảm:
- Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới: a. Khi nào thì người ta viết các văn bản thông báo, đề nghị và báo cáo?...
- Phân công các nhóm làm Sổ tay chính tả.