Hàm ý của câu in đậm dưới đâu là gì? Vì sao em bé không nói thẳng mà phải sử dụng hàm ý
3 lượt xem
Câu 2: trang 92 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Hàm ý của câu in đậm dưới đâu là gì? Vì sao em bé không nói thẳng mà phải sử dụng hàm ý? Việc sử dụng hàm ý có thành công hay không? Vì sao?
Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên:
- Cơm sôi rồi chắt nước giùm cái! Nó cũng lại nói trổng.
Tôi lên tiếng mở đường cho nó:
- Cháu phải gọi là:" Ba chắt nước giùm con", phải nói như vậy.
Nó không để ý đến câu nói của tôi, nó lại kêu lên:
-Cơm sôi rồi nhão bây giờ!
Anh Sáu vẫn ngòi im (...)
Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà
Bài làm:
- Hàm ý của câu in đậm “ Cơm sôi rồi, nhão bây giờ!” là: chắt giùm nước để cơm khỏi nhão.
- Em bé phải nói hàm ý vì trước đó đã nói thẳng ra nhưng không có hiệu quả; lần này không cần nhắc lại ý “chắt giùm nước” mà thêm vào ý giục giã: “nhão bây giờ!”
- Việc sử dụng hàm ý trong trường hợp này không có hiệu quả, vì người nghe không tiếp nhận, từ chối cộng tác bằng cách “ngồi im”, vờ như không nghe bởi vì lời nói đó không phải để nói với mình.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn bài Sang thu
- Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về việc thanh niên chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
- Cảm nhận về vẻ đẹp của người đồng mình qua bài thơ Nói với con
- Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm
- Tổng kết về ngữ pháp ( tiếp theo)
- Tinh thần lạc quan bất chấp mọi gian khổ của Rô-bin-xơn được thể hiện như thế nào qua các bức chân dung tự hoạ và qua giọng kể của nhân vật?
- Nghĩa tường minh và hàm ý( tiếp theo)
- Chứng minh rằng hình tượng chó sói trong bài cụ thể Chó sói và cừu non không hoàn toàn đúng như nhận xét của Ten
- Soạn bài: Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
- Soạn văn bài: Các thành phần biệt lập (tiếp theo)
- Đọc truyện ngắn này, em hình dung và cảm nghĩ như thế nào về tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ?
- Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn có thể gợi cho ta suy ngẫm thêm điều gì nữa