Hãy viết đoạn văn khoảng 10 – 12 câu trình bày cảm nhận của em về hình tượng con cừu và hình tượng chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông – ten, trong đó có sử dụng ít nhất 2 phép liên kết.
D. Hoạt động vận dụng
Hãy viết đoạn văn khoảng 10 – 12 câu trình bày cảm nhận của em về hình tượng con cừu và hình tượng chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông – ten, trong đó có sử dụng ít nhất 2 phép liên kết.
Bài làm:
Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông – ten là những hình tượng nghệ thuật vừa cụ thể vừa khái quát. Qua ngòi bút phóng khoáng và tâm hồn nghệ thuật của mình, ông đã khiến chúng có tiếng nói, có cảm xúc, có đời sống tâm hồn như con người, và đồng thời qua đó cũng thể hiện những khía cạnh khác nhau của cuộc sống. Chú cừu non trong bài thơ ngụ ngôn cũng biết “lí sự” đâu ra đó trước lão sói già nham hiểm và độc ác : Chú uống nước phía dưới, làm sao khuấy đục nước ở phía trên nguồn được? Chú còn đang bú tí mẹ, thì làm sao có thể nói xấu lão sói từ… năm ngoái? Điều đó cho ta thấy chú cừu non vừa thông minh lại vừa cứng cỏi trước kẻ thù. Bên cạnh đó, nhà thơ còn thấy được ở những chú cừu sự thân thương và tốt bụng. Nghe tiếng cừu con kêu thì cừu mẹ liền chạy tới, nó có thể nhận ra con mình trong đàn cừu, nó đứng yên trên miền đất lạnh và bùn lầy cho con bú xong, với vẻ nhẫn nhục, mắt nhìn lơ đãng. Có thể nói, hình tượng con cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten còn ngụ ý về tình mẫu tử và đức hi sinh của người mẹ trong cuộc đời. Còn hình tượng chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten cũng được tác giả nhân cách hóa để bản chất gian ác và điêu trá hiện lên rõ nét. Chó sói vu khống cừu non đến mức trắng trợn và phi lí. Hễ cừu non “cãi” được điều này thì chó sói lại vu cho điều khác, khiến “tội” của cừu non càng ngày càng nặng. Qua “chân dung” của con sói già trong bài thơ, La Phông- ten muốn ám chỉ hạng người xấu xa, độc ác chuyên cậy thế, cậy quyền áp bức kẻ yếu đuối, luôn lấy câu chân lí thuộc kẻ mạnh làm phương châm sống ở đời. Nhưng bên cạnh sự độc ác, nham hiểm, nhà thơ còn nhìn thấy ở chó sói khía cạnh đáng thương. Nó là một tên trộm cướp nhưng khốn khổ và bất hạnh. Mắt thì lấm lét, cơ thể gầy gò, bị truy đuổi. Nó là một gã vô lại, luôn luôn đói dài và luôn luôn bị ăn đòn. Nhà thơ hiểu rằng những tật xấu của chó sói là do nó vụng về, vì chẳng có tài trí gì, nên nó luôn đói meo, và vì đói nên nó hóa rồ. Từ thế giới tự nhiên, chó sói và cừu non đã được nhà thơ La Phông-ten đưa vào thế giới văn chương với tính cách khái quát rõ nét, tiêu biểu cho những hạng người cụ thể trong xã hội.
Ví dụ về 2 phép liên kết trong đoạn văn:
- Phép thế: La - phông - Ten = ông = nhà thơ
- Dùng quan hệ từ: Nhưng
Xem thêm bài viết khác
- Tưởng tượng mình là nhân vật người con trong bài thơ Nói với con, hãy trình bày cảm xúc, suy nghĩ của mình khi nghe những lời tâm sự của cha.
- Ở những truyện nào, tác giả sáng tác được tình huống truyện đặc sắc? Phân tích một tình huống truyện em thấy ấn tượng nhất.
- Soạn văn 9 VNEN bài 27: Bến quê
- Theo em, trong bài thơ này, hình ảnh hoặc câu thơ nào thể hiện được nét đặc sắc riêng của thời điểm giao mùa giữa hạ và thu?
- Phân tích những nét chung và nét riêng của ba nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện.
- Tìm hiểu một số thể loại văn học dân gian chưa được học trong chương trình ngữ văn THCS. Với mỗi thể loại, em hãy lấy một VD.
- Đọc bảng so sánh sau và cho biết cách vận dụng ca dao của Chế Lan Viên có gì đặc biệt và hình tượng con cò trong đoạn 1 của bài thơ có ý nghĩa gì.
- Ý nghĩa của nhan đề truyện Những ngôi sao xa xôi.
- Nếu gặp nhân vật có hoành cảnh tương tự như Xi mông, em sẽ nghĩ gì và làm gì? Trình bày trong một đoạn văn 7 – 10 câu.
- Em hiểu “hành trang” là gì?
- Hãy điền vào lượt lời của B một câu có hàm ý từ chối trong đoạn thoại sau đây:
- Soạn văn 9 VNEN bài 28: Những ngôi sao xa xôi