Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ được tái hiện trong bài văn tế như thế nào?

20 lượt xem

Câu 2: (Trang 65 - SGK Ngữ văn 11) Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ được tái hiện trong bài văn tế như thế nào?
Theo anh/chị, cách miêu tả nay đạt giá trị nghệ thuật cao ở những điểm nào?

Bài làm:

  • Xuất thân: Những người chiến sĩ cần giuộc đều xuất thân từ những người nông dân chất phát cần cù làm ruộng, là những người dân ấp, dân lậm nhưng ở trong họ là tình yêu quê hương đất nước cao đẹp
  • Vẻ bề ngoài chỉ là những người nông dân nhưng họ lại có những phẩm chất rất đáng ngợi khen, do hoàn cảnh nghèo đói túng thiếu những người chiến sĩ này phải chăm chỉ làm ăn và có những chiến công vang dội cho dân cho nước.
  • Hành động chiến đấu:
    • Tình cảm: xuất hiện trong họ lòng căm thù giặc. Họ có một tấm lòng rất đáng quý dám xả thân vì đất nước, tuy tay cày tay bừa nhưng khi có chiến tranh họ sẵn sàng cầm súng để chiến đấu, không một kẻ thù nào có thể đánh bại ý chí kiên cường của những người chiến sĩ cần giuộc.
    • Thấy tàu giặc chạy trên sông : “ muốn tới ăn gan, muốn ra cắn cổ.”.
    • Họ nhận thức đất nước là một dải giang sơn gấm vóc, không thể để kẻ thù thôn tính.
    • Trang bị khi ra trận rất thô sơ và mộc mạc: manh áo vaỉ, ngọn tầm vông, rơm con cú, lưỡi dao phay. Những công cụ đó rất quen thuộc đối với nhân dân thì nay nó lại trở thành những công cụ chiến đấu đắc lực của những người chiến sĩ Cần Giuộc.
  • Nghệ thuật miêu tả:
    • Tạo hình ảnh đối lập giữa ta và địch: Kẻ thù (đạn nhỏ, đạn to, tàu thuốc, tàu đồng) >< Ta (vũ khí thô sơ, quân trang không có).
    • Sử dụng những động từ mạnh: đạp, lướt, xô, đâm, chém…
    • Những từ ngữ đan chéo: đâm ngang, chém ngược.
    • Nhịp câu ngắn gọn, nhanh mạnh, thể hiện sự căm thù giặc sâu sắc ở những người chiến sĩ.

==> Thể hiện sâu sắc tinh thần dũng cảm, vì đất nước xả thân quên mình.

Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội