Kể chuyện đã nghe, đã đọc: Những tấm lòng cao cả - chương 1
Bài mẫu 5: Kể chuyện đã nghe, đã đọc: Những tấm lòng cao cả - chương 1
Bài làm:
Những tấm lòng cao cả là một cuốn tiểu thuyết trẻ em của nhà văn người Ý Edmondo De Amicis. Lấy bối cảnh trong lúc nước Ý đang thống nhất cũng như nói về đề tài yêu nước. Tiểu thuyết được xuất bản đầu tiên vào ngày 18 tháng 10, năm 1886. Chuyện được phân ra nhiều chương khác nhau. Sau đây mời các bạn cùng nghe những trang đầu của chương 1 – ngày khai trường.
Hôm nay là ngày khai trường, mấy tháng nghỉ hè của chúng tôi đi qua như một giấc mộng. Sáng nay, mẹ tôi dắt tôi đến sân hiệu Ba-ret-ty để ghi tên tôi vào lớp 3. Còn tôi thì mải nhớ thôn quê, tôi đến trường chỉ là miễn cưỡng. Tất cả các đường phố đều tấp nập học sinh đông như kiến. Hai cửa hiệu bán sách chật những bố mẹ học sinh vào mua nào vở, nào giấy thấm, nào cặp sách bằng da. Trước trường, người đông đến nỗi ông gác cổng và người cảnh binh đều phải chật vật lắm mới giữ được thông lối vào ra. Chúng tôi sắp bước qua cổng thì có người đặt tay lên vai mình. Đó là thầy giáo lớp hai của tôi có mái tóc hôm, bù xù và tính vui vẻ không bao giờ cạn. Thầy bảo tôi:
- Chúng ta thế là xa nhau mãi rồi phải không En-ri-cô?
Tôi trông thấy thầy hiệu trưởng mà bộ râu có bạc hơn năm ngoái một ít, đang bị vây giữa những bè mẹ khá phật ý vì không còn chỗ cho con họ vào học nữa. Tôi thấy nhiều bạn tôi lớn lên nhiều. Ở tầng dưới, học sinh chia xong vào các lớp. Người ta thấy các em học những lớp vỡ lòng không chịu vào lớp, cứ đẩy nhau, như những con lừa con. Người ta, phải lôi chúng vào, vài em phải bỏ chạy không chịu ngồi vào ghế, nhiều em khác òa lên khóc khi thấy bố mẹ chúng ra về. Những ông bố hoặc bà mẹ ấy phải quay lại khuyến khích hoặc dỗ dành con. Còn các cô giáo thấy vậy cũng có chiều thất vọng.
Em trai tôi vào lớp của cô Đencatri, còn tôi thì học thầy Perbôni ở trên tầng 2.
Đến 10 giờ thì tất cả chúng tôi đều đã vào lớp hết, có 54 học sinh tất cả, trong đám ấy tôi chỉ gặp lại chưa đến 15, 16 bạn cũ lớp 2, trong đó có Đêrôtxi, cái cậu bao giờ cũng được giải nhất. Thây giáo năm nay của chúng tôi người cao lớn, không có râu, tóc dài đã hoa râm hết, có một nếp nhăn trên trán, tiếng nói rất to. Thầy nhìn chúng tôi chằm chằm hết đứa này đến đứa khác như muốn đọc rõ tận trong lòng chúng tôi. Thầy không bao giờ cười, tôi thầm nghĩ: Hôm nay mới là ngày đầu, còn mười tháng nữa mới đến nghỉ hè. Trong mười tháng ấy sẽ có biết bao nhiêu là việc làm, bao nhiêu là bài làm và bao nhiêu là sự khó nhọc đang chờ ta !" , nên lúc ra về tôi có vẻ chán nản. Mẹ tôi khuyên rằng:
- Enricô ơi ! Hãy can đảm lên, con ạ !
- Mẹ sẽ cùng học bài với con ...
Tôi yên tâm theo mẹ tôi về nhà, nhưng lòng vẫn nhớ tiếc một ông thầy vui tính và hiền từ, vẫn thấy trường học kém vui, không bằng năm ngoái.
Qua chương một của câu chuyện, chúng ta thấy được tấm lòng cao cả của người mẹ Enricô. Bằng tình thương và sự động viên của mình, bà ấy đã giúp Enricô từ chỗ chán nản việc học sang hứng thú với việc học hơn.
Xem thêm bài viết khác
- Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lễ "góp giỗ Liễu Thăng"?
- Viết một đoạn văn miêu tả rễ cây
- Giải bài Tập làm văn: Ôn tập về tả con vật trang 123
- Giải bài Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia trang 60
- Giải bài Luyện từ và câu Ôn tập về dấu câu (Dấu gạch ngang)
- Giải bài Tập đọc: Hộp thư mật
- Giải bài Tập đọc: Trí dũng song toàn
- Giải bài Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
- Kể chuyện đã nghe, đã đọc: Chuyện người mẹ hiền
- Giải bài Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu trang 115
- Giải bài Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc trang 49
- Có thể tách mỗi vế câu ghép vừa tìm được ở bài tập 1 thành một câu đơn được không? Vì sao?