Khi gợi tả nhan sắc của Thuý Kiều, tác giả cũng sử dụng hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, theo em, có những điểm nào giống và khác so với tả Thuý Vân?
68 lượt xem
Câu 3 (Trang 83 SGK) Khi gợi tả nhan sắc của Thuý Kiều, tác giả cũng sử dụng hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, theo em, có những điểm nào giống và khác so với tả Thuý Vân?
Bài làm:
- Nguyễn Du đã lí tưởng hoá vẻ đẹp của hai chị em Thuý Kiều. Miêu tả Thuý Vân chỉ là “bước đệm”, là “đòn bẩy” để miêu tả Thuý Kiều. Khi gợi tả nhan sắc của Thuý Kiều, tác giả cũng sử dụng hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, vẫn lấy thiên nhiên làm đối tượng so sánh. hi gợi tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, tác giả vẫn dùng những hình tượng nghệ thuật ước lệ: “thu thủy”, “xuân sơn”, hoa, liễu. Nét vẽ của thi nhân thiên về gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt. Bởi đôi mắt là sự thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Cái “sắc sảo” của trí tuệ, cái “mặn mà” của tâm hồn đều liên quan đến đôi mắt. Hình ảnh ước lệ “làn thu thủy” làn nước thu gợn lên thật sống động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng long lanh. Còn hình ảnh “nét xuân sơn” nét núi mùa xuân lại gợi lên đôi lông mày thanh tú, tươi tắn trên gương mặt trẻ trung.
- Giống nhau: Cả Thúy Vân và Thúy Kiều, nhà thơ đều sử dụng những hình ảnh ước lệ trong tự nhiên để vẽ ra bức chân dung nhan sắc và ngoại hình.
- Khác nhau: Về nhan sắc, mặc dù không gợi tả cụ thể như khi tả Thuý Vân, nhưng qua những hình ảnh đậm màu sắc tượng trưng, ước lệ, tác giả đã tạo được ấn tượng về một vẻ đẹp của giai nhân tuyệt thế. Đặc biệt là việc gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt: "làn thu thuỷ"; đôi mắt trong sáng như nước mùa thu, gợi vẻ lanh lợi, sắc sảo hơn người.
Xem thêm bài viết khác
- Tìm và phân tích giá trị tu từ trong hai câu thơ: Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước/ Chỉ cần trong xe có một trái tim
- Vì sao Vũ Nương phải chịu đựng nỗi oan khuất? Từ đó em cảm nhận được điều gì về thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến?
- Bổ sung yếu tố miêu tả vào các chi tiết thuyết minh sau
- Nội dung chính bài: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
- Tìm những từ thích hợp (đúng thanh, đúng vần) để điền vào chỗ trống trong khổ thơ
- Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật vốn là một bài thơ, vậy có cần sử dụng từ “bài thơ” trong nhan đề của tác phẩm không? Vì sao?
- Qua các khúc ru, em cảm nhận tình cảm của người mẹ đối với con như thế nào?
- Soạn văn bài: Đồng chí
- Nội dung chính bài Cố hương
- Tìm bố cục của truyện (Căn cứ vào trình tự thời gian chuyến về thăm quê của nhân vật “tôi”)
- Từ chân trong các câu sau là từ nhiều nghĩa. Hãy xác định: Ở câu nào, từ chân dùng với nghĩa gốc, từ chân được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ, hoán dụ.