Qua các khúc ru, em cảm nhận tình cảm của người mẹ đối với con như thế nào?
Câu 4: (Trang 154 - SGK Ngữ văn 9) Qua các khúc ru, em cảm nhận tình cảm của người mẹ đối với con như thế nào? Nhận xét về mối liên hệ giữa lời ru trực tiếp của người mẹ với hoàn cảnh công việc mà mẹ đang làm ở từng đoạn thơ, về sự phát triển của tình cảm và ước vọng của người mẹ qua ba khúc ru.
Bài làm:
- Qua khúc hát ru, ta có thể cảm nhận được tình yêu thương vô bờ bến mẹ dành cho con, những tâm sự của mẹ gửi gắm qua lời ru. Người mẹ luôn hi vọng vào tương lai tốt đẹp của người con, mong cho con trưởng thành, mạnh mẽ, có sức mạnh để có thể tiếp tục sự nghiệp to lớn của đất nước, trở thành những người công dân có ích. Tình yêu của người mẹ luôn được đặt trong những công việc lao động sản xuất, những hoạt động cách mạng, phục vụ cho cách mạng, khiến cho bài thơ trở nên xúc động, vượt qua cả tình mẫu tử mà còn thấm đượm ý thức, tinh thần dân tộc.
- Lời ru với hoàn cảnh công việc của mẹ: bài thơ có ba khúc và mỗi khúc ru đều gắn liền với hoàn cảnh cụ thể, và việc làm cụ thể mà đang làm, đồng thời trong mỗi hoàn cảnh như thế ước mơ của mẹ, của em cu Tai cũng mỗi khác, theo sự trưởng thành khôn lớn của con và niềm khát khao cho con được tự do.
- Lời ru lúc mẹ giã gạo: “Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần” và mong ước sau này lớn lên sẽ “vung chày lún sân”.
- Lời ru lúc mẹ trỉa bắp trên nương: “Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều” và mong ước sau này có thể phát nương cho mẹ “rộng gấp mười Ka-lưi”.
- Lời ru của mẹ lúc chiến đấu, “chuyển rừng đạp lán”. Em cu Tai cũng vào Trường Sơn theo mẹ, “Em mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ” và điều đó cũng đồng nghĩa “Con được làm người tự do”.
- Qua từng lời ru, có thể thấy mong ước của người mẹ tuy giản dị nhưng là khát khao cháy bỏng về đứa con của mình: mong con được trưởng thành khỏe mạnh và được là người dân của đất nước độc lập, tự do.
Xem thêm bài viết khác
- Tám câu thơ cuối miêu tả cảnh vật qua tâm trạng: Cảnh là thực hay hư? Mỗi cảnh vật có nét riêng đồng thời lại có nét chung để diễn tả tâm trạng Kiều. Em hãy phân tích và chứng minh điều đó?
- Viết một đoạn văn cảm nhận về vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam qua hình ảnh người mẹ Tà Ôi trong Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
- Đọc đoạn trích, em cảm nhận Lục Vân Tiên là một con người như thế nào? Hãy phân tích những phẩm chất của nhân vật qua hành động đánh cướp và cách cư xử với Kiều Nguyệt Nga
- Tìm 5 từ ngữ mới được dùng phổ biến gần đây, giải thích nguồn gốc, cách cấu tạo, nghĩa của các từ ngữ ấy
- Thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều, tr. 97 98 bằng văn xuôi, chú ý miêu tả nội tâm của nàng Kiều Thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều
- Phân tích lời thoại của Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương Phân tích ý nghĩa từng lời thoại của Vũ Nương đối với chồng
- Sơ đồ tư duy bài Đồng chí Sơ đồ tư duy Văn 9
- Bài thơ có nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người lao động. Em hãy chọn phân tích một số hình ảnh đặc sắc trong các khổ thơ 1, 3, 4 và 7
- Phát biểu cảm nghĩ về một trong hai nhân vật: anh thanh niên, ông hoạ sĩ
- Trong các từ sau đây, từ nào được mượn của tiếng Hán, từ nào mượn của các ngôn ngữ châu Âu: mãng xà, xà phòng, tham ô, tô thuế, ra-đi-ô, ô xi, cà phê, phê bình,
- Cảm nhận của em về vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá
- Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ liên quan đến phương châm hội thoại nào: nói băm nói bổ; nói như đấm vào tai; điều nặng tiếng nhẹ; nửa úp nửa mờ; mồm loa mép giãi...