Khi sử dụng kính lúp thì kích thước của vật thay đổi như thế nào so với khi không sử dụng
29 lượt xem
4. Kính lúp và kính hiển vi quang học
- Khi sử dụng kính lúp thì kích thước của vật thay đổi như thế nào so với khi không sử dụng
- Em hãy dùng kính lúp đọc các dòng chữ trong sgk
- Quan sát hình 3.8, chỉ rõ bộ phận cơ học và quang học trong cấu tạo kính hiển vi quang học
- Kính hiển vi quang học có vai trò gì trong nghiên cứu khoa học?
- Thực hành các bước sử dụng kính hiển vi quang học
- Sử dụng kính hiển vi quang học, em hãy quan sát một số mẫu tiêu bản trong phòng thực hành
Bài làm:
- Khi sử dụng kính lúp thì kích thước của vật được phóng to, quan sát được rõ hơn so với khi không sử dụng
- Học sinh thực hiện dung kính lúp đọc các dòng chữ trong sách giáo khoa
- Bộ phận quang học: gương hội tụ ánh sáng, vật kính, thị kính
Bộ phận cơ học: chân kính, thân kính, ống kính, công tắc, ốc điều chỉnh nguồn sáng, mâm kính, đĩa quay gắn các vật kính, ốc sơ cấp, ốc vi cấp
- Kính hiển vi quang học có vai trò trong nghiên cứu khoa học: Quan sát các vật thể có kích thước bé mà mắt thường không nhìn thấy được phóng đại nhờ một hệ thống các thấu kính thủy tinh
- Học sinh thực hành sử dụng kính hiển vi quang học theo các bước như sau:
- Bước 1. Chuẩn bị kính: Đặt kính vừa tầm quan sát, nơi có đủ điều kiện chiếu sáng hoặc gần nguồn cấp điện.
- Bước 2. Điều chỉnh ánh sáng: Mắt nhìn vào thị kính, điều chỉnh gương phản chiếu hướng nguồn ánh sáng vào vật kính, khi thấy trường hiển vi sáng trắng thì dừng lại (nếu dùng kính hiển vi điện thì bỏ qua bước này).
- Bước 3. Quan sát vật mẫu:
- Đặt tiêu bản lên mâm kính.
- Điểu chỉnh ốc sơ cấp, đưa vật kính đến vị trí gần tiêu bản
- Mắt hướng vào thị kính, điểu chỉnh ốc sơ cấp nâng vật kính lên cho tới khi quan sát được mẫu vật thì chuyển sang điều chỉnh ốc vi cấp để nhìn rõ các chỉ tiết bên trong. Để thay đổi độ phóng đại kính hiển vi, quay mâm kính để lựa chọn vật kính phù hợp.
- Học sinh tự thực hành quan sát một số mẫu tiêu bản bằng tính hiển vi quang học
Xem thêm bài viết khác
- Em hãy kể tên một số chất rắn tan được trong nước, một số chất rắn không tan được trong nước mà em biết
- Nêu hai ví dụ về lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc. Lực nào sau đây là lực tiếp xúc?
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 19: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào
- Em hãy cho biết oxygen tồn tại ở đâu Thường xuyên hít thở khí oxygen trong không khí, em có cảm nhận được màu, mùi, vị của oxygen không?
- Quan sát hình 17.6a, 17.6b, cho biết dấu hiệu nào cho thấy sự lớn lên của tế bào?
- Trên vỏ sữa có ghi "Khối lượng tịnh:380g" (hình 37.1a). Số ghi đó chỉ sức nặng của hộp sữa hay lượng sữa chứa trong hộp?
- Độ lớn lực kéo khối gỗ ở hình 35.3 là 3N; lực đẩy ở hình 35.4 là 200N. Hãy biểu diễn các lực đó trên hình vẽ
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 28: Nấm
- Từ thực tế dùng với việc tìm hiểu thông tin qua sách báo và internet, em hãy cho biết cách sử dụng đồ vật bằng nhựa an toàn, hiệu quả.
- Vào đêm không Trăng, chúng ta không nhìn thấy Mặt Trăng vì? Mặt Trời không chiếu sáng Mặt Trăng. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng mặt trời...
- Giải hóa học 6 chân trời sáng tạo
- Quan sát hình 3.1 và cho biết những điều phải làm, không được làm trong phòng thực hành.