Quan sát hình 3.1 và cho biết những điều phải làm, không được làm trong phòng thực hành.
1. Quy định an toàn khi học trong phòng thực hành
- Quan sát hình 3.1 và cho biết những điều phải làm, không được làm trong phòng thực hành. Giải thích.
Bài làm:
- Những điều phải làm trong phòng thực hành: Để cặp, túi, balo đúng nơi quy định, đầu tóc gọn gàng; sử dụng dụng cụ bảo hộ (như găng tay, khẩu trang) khi làm thí nghiệm, làm thí nghiệm khi có hướng dẫn và giám sát của giáo viên; thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hoá chất, dụng cụ, thiết bị trong phòng thực hành; thu gom xếp dọn lại các hóa chất, rác thải sau khi thực hành;...
- Những điều không được làm trong phòng thực hành: ăn uống, làm mất trật tự trong phòng thực hành; để cặp, túi, ba lô lộn xộn, đầu tóc không họn gàng, đi giày dép cao gót, không dùng các dụng cụ bảo hộ khi làm thí nghiệm, tự ý làm thí nghiệm; không thực hiện các nguyên tắc khi sử dụng hóa chất, dụng cụ, thiết bị trong phòng thực hành; vứt hóa chất và rác bừa bãi sau khi thực hành,...
Giải thích: Để giữ an toàn tuyệt đối khi học tập trong phòng thực hành, vì phòng thực hành là nơi chứa rất nhiều thiết bị, dụng cụ, mẫu vật, hóa chất,... chính là các nguồn gây nguy cơ mất an toàn cho giáo viên và học sinh. Nếu thực hiện những điều không được làm trong phòng thực hành có thể dẫn đến một số sự cố mất an toàn như: hóa chất bắn vào mắt, bỏng hóa chất, bỏng nhiệt, đổ hóa chất, vỡ dụng cụ thủy tinh, cháy nổ, chập điện,...
Xem thêm bài viết khác
- Có các nhiệt kế như hình 7.6, để đo nhiệt độ sôi của nước trong ấm ta nên dùng loại nhiệt kế nào? Đo nhiệt độ của cơ thể ta nên dùng loại nhiệt kế nào? Vì sao?
- Khi sử dụng kính lúp thì kích thước của vật thay đổi như thế nào so với khi không sử dụng
- Hoạt động nào trong các hình 1.1 đến 1.6 là hoạt động nghiên cứu khoa học?
- Quan sát hình 45.3 và cho biết các hành tinh có tự phát ra ánh sáng không? Vì sao?
- Khi nâng tạ và khi đá bóng hình 38.1a và 38.1b, vật nào gây ra lực và vật nào chịu tác dụng của lực? Các vật này có tiếp xúc với nhau hay không?
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 27: Nguyên sinh vật
- Kể tên một số loại vật liệu trong cuộc sống mà em biết Liệt kê các loại đồ vật hoặc công trình xây dựng được làm từ những vật liệu trong hình 11.1
- Quan sát hình 3.1 và cho biết những điều phải làm, không được làm trong phòng thực hành.
- Vậy khi bị đốt cháy, nhiên liệu giải phóng năng lượng dưới dạng nào? Biểu hiện nào thể hiện các dạng năng lượng đó?
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên
- Hãy nêu các hoạt động trong cuộc sống hằng ngày của em có sử dụng các dạng năng lượng như động năng, quang năng, nhiệt năng, điện năng, hóa năng.
- Khi sử dụng lò sưởi điện, năng lượng nào đã biến đổi thành nhiệt năng? Cơ năng Điện năng Quang năng Hóa năng