[KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Núi lửa và động đất
Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Núi lửa và động đất sách "Kết nối tri thức và cuộc sống". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
Câu 1: Lựa chọn đáp án đúng.
a) Núi lửa và động đất là hệ quả của
A. sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
B. lực Cô-ri-ô-lít.
C. sự di chuyển của các địa mảng.
D. sự chuyển động của Trái Đất quanh trục.
b) Khi núi lửa có dấu hiệu phun trào, người dân sống ở khu vực gần núi lửa cần
A. gia cố nhà cửa thật vững chắc.
B. nhanh chóng sơ tán khỏi khu vực.
C. chuẩn bị gấp các dụng cụ đế dập lửa.
D. đóng cửa ở yên trong nhà, tuyệt đối không ra ngoài
c) Đất đỏ badan màu mỡ được hình thành do quá trình phong hoá các sản phẩm phun trào của núi lửa, thích hợp trống các loại cây công nghiệp (cà phê, cao su,..) tập trung ở khu vực nào của nước ta?
A. Miền núi Tây Bắc. B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đồng bằng sông Hồng. D. Tây Nguyên.
d) Hiện tượng nào dưới đây không phải là một trong những nguyên nhân chủ yếu sinh ra động đất?
A. Sự va chạm của các núi băng trôi trên đại dương.
B. Sự hoạt động của núi lửa.
C. Sự đứt gãy trong vỏ Trái Đất.
D. Sự di chuyến của các mảng kiến tạo.
e) Khi đang xảy ra động đất, hành động nào sau đây là không phù hợp?
A. Không đi cầu thang máy.
B. Chui xuống gầm bàn.
C. Trú ấn ở góc nhà.
D. Tìm cách chạy ra khỏi nhà.
Trả lời:
a) Đáp án C
b) Đáp án B
c) Đáp án D
d) Đáp án A
e) Đáp án D
Câu 2: Hãy dùng các dữ liệu sau đây để ghi chú thích cho hình: "miệng núi lửa, ống phun, tro bụi, dung nham, lò mac - ma, miệng phụ".
Trả lời:
Câu 3: Theo em, núi lửa phun trào sẽ gây ra những hậu quả gì?
Trả lời:
Núi lửa phun trào gây ra hậu quả:
- Tro bụi và dung nham từ núi lửa có thể vùi lấp thành thị, làng mạc, ruộng nương... gây thiệt hại về tài sản lẫn tính mạng con người.
- Tro bụi gây biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người (đặc biệt các bệnh liên quan đến đường hô hấp, dịch bệnh,...).
- Ngoài ra, còn ảnh hưởng đến các hoạt động khác như giao thông, sản xuất nông nghiệp,...
Câu 4: Khi đang trong lớp học mà có động đất xảy ra, em sẽ làm gì để bảo vệ mình?
Trả lời:
Nếu đang trong lớp học mà có động đất xảy ra em nên chui xuống gầm bàn hoặc tìm góc phòng để đứng; nên tránh xa cửa kính và những vật có thể rơi; sử dụng sách, vở để bảo vệ đầu và mắt; nếu mất điện thì sử đụng đèn pin, không sử dụng điêm hay nến vì có thể gây hoả hoạn.
Xem thêm bài viết khác
- [KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Lịch sử và cuộc sống
- [KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên vì sự phát triển bề vững
- [KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Thực hành: Tìm hiểu mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên ở địa phương
- [KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Các dạng địa hình trên Trái Đất. Khoáng sản
- [KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lịch sử
- [KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á
- [KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Lược đồ trí nhớ
- [KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Cấu tạo của Trái Đất. Các mảng kiến tạo
- [KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Thực hành: Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa
- [KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Các cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt
- [KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X
- [KNTT] Giải SBT lịch sử và địa lí 6 bài: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả