[KNTT] Giải SBT toán 6 bài 39: Bảng thống kê và biểu đồ tranh

34 lượt xem

Giải SBT toán 6 bài 39: Bảng thống kê và biểu đồ tranh sách "Kết nối tri thức và cuộc sống". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn."

Bài 9.11: Thời gian giải toán (tính bằng phút) của 14 học sinh được ghi lại như sau:

5 10 4 8 8 7 8 10 8 9 6 9 5 7

Lập bảng thống kê biểu diễn thời gian giải toán của 14 bạn học sinh theo mẫu sau:

Thời gian (phút)45678910
Số học sinh1

Lời giải:

Thời gian (phút)45678910
Số học sinh1212422

Bài 9.12: Ba bạn Nam, Bình, An lần lượt ném bóng vào rổ. Mỗi bạn ném 15 lần, mỗi lần ném trúng bóng vào rổ được một tích, kết quả như sau:

a, Em hãy lập bảng thống kê biểu diễn số lần ném bóng trúng vào rổ của ba bạn.

b, Bạn nào ném được vào rổ nhiều nhất? Bạn nào ném được vào rổ ít nhất?

Lời giải:

a, Bảng thống kê:

Học sinhNamBìnhAn
Số lần ném bóng vào rổ7105

b, Bạn Bình ném bóng vào rổ nhiều nhất

Bạn An ném bóng vào rổ ít nhất

Bài 9.13: Bảng thống kê sau cho biết số dân của một số địa phương tại thời điểm năm 2019

Địa phươngHà NộiHải PhòngHưng YênHà Giang
Số dân (nghìn người)8 0942 0331 256858

a, Đơn vị tính số dân của các địa phương trong bảng trên là gì?

b, Trong các địa phương trên, địa phương nào đông dân nhất, ít dân nhất?

Lời giải:

a, Đơn vị tính số dân của các địa phương trong bảng trên là nghìn người.

b, Trong các địa phương trên, địa phương nào đông dân nhất là Hà Nội, ít dân nhất là Hà Giang

Bài 9.14: Biểu đồ tranh dưới đây cho biết số lượng sách giáo khoa lớp 6 - bộ kết nối tri thức và cuộc sống, bán được tại một hiệu sách vào ngày chủ nhật vừa qua.

a, Sách nào bán được nhiều nhất, ít nhất?

b, Tổng số cuốn sách giáo khoa lớp 6 mà hiệu sách bán được trong ngày chủ nhật vừa qua là bao nhiêu cuốn?

Lời giải:

a, Sách được bán nhiều nhất là: Toán

Sách được bán ít nhất là: Tin học, Lịch sử và địa lí

b, Tổng số cuốn sách giáo khoa lớp 6 mà hiệu sách bán được trong ngày chủ nhật là:

9 . (7 + 4 + 2 + 2 + 6) = 189 (cuốn)

Bài 9.15: Một cuốc khảo sát phương tiện đi làm trong toàn thể nhân viên của một công ty cho thấy có 35 nhân viên đi xe buýt, 5 nhân viên đi xe đạp, 20 nhân viên đi xe máy, 7 nhân viên đi ô tô cá nhân, không có nhân viên nào sử dụng các phương tiện khác.

a, Hãy lập bảng thống kê biểu diễn số lượng nhân viên sử dụng mỗi loại phương tiện đi làm.

b, Công ty này có tất cả bao nhiêu nhân viên?

c, Phương tiện nào được nhân viên công ty sử dụng nhiều nhất?

Lời giải:

a, Bảng thống kê:

Phương tiệnXe buýtXe đạpXe máyXe ô tô
Số nhân viên355207

b, Công ty có số nhân viên là: 35 + 5 + 20 + 7 = 67 người

c, Phương tiện được nhân viên công ty sử dụng nhiều nhất là: xe buýt

Bài 9.16: Một hiệu bánh đã thống kê được số lượng cuộc gọi đến đặt hành vào các ngày trong tuần và biểu diễn bằng biểu đồ tranh sau đây:

Tổng cộng có bao nhiêu cuộc gọi đến hiệu bánh vào các ngày trong tuần? Ngày nào hiệu bánh nhận được nhiều hơn 24 cuộc gọi đến?

Lời giải:

Tổng cộng cuộc gọi đến hiệu bánh vào các ngày trong tuần là:

22 . 5 = 110 (cuộc gọi)

Số cuộc gọi đến hiệu bánh trong các ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu lần lượt là: 25; 15; 30; 20; 20

Vậy ngày thứ 2 và thứ 4 hiệu bánh nhận được nhiều hơn 24 cuộc gọi đến.

Bài 9.17: Bảng dưới đây cho biết chiều cao, cân nặng chuẩn của học sinh Việt Nam từ 10 tuổi đến 18 tuổi

a, Đơn vị đo chiều cao, cân nặng được sử dụng trong bảng trên là gì?

b, Chiều cao, cân nặng chuẩn tương ứng cho học sinh nam và nữ lớp 6 là bao nhiêu? Em có đạt được các mức chuẩn này không?

Lời giải:

a, Đơn vị đo chiều cao là: cm

Đơn vị đo cân nặng là: kg

b, Học sinh lớp 6 ở độ tuổi 12 (thời điểm sau tết dương lịch):

Với nam: Chiều cao chuẩn là: 149,1 cm; cân nặng chuẩn là 39,9 kg

Với nữ: Chiều cao chuẩn là 149,8 cm; cân nặng chuẩn là: 41,5 kg

Bài 9.18: Số học sinh khối 6 đến thư viện của trường mượn sách vào các ngày trong tuần được thống kê trong bảng sau:

NgàyThứ haiThứ baThứ tưThứ nămThứ sáu
Số học sinh243281640

a, Vẽ biểu đồ tranh biểu diễn bảng thống kê trên.

b, Ngày nào có số học sinh đến thư viện nhiều nhất, ít nhất?

Lời giải:

a, Vì ƯCLN của dãy số liệu là 8 nên ta dùng mỗi biểu tượng biểu diễn cho 8 học sinh.

Số học sinh khối 6 đến thư viện vào ngày thứ Hai ứng với: 24 : 8 = 3 (biểu tượng)

Số học sinh khối 6 đến thư viện vào ngày thứ Ba ứng với: 32 : 8 = 4 (biểu tượng)

Số học sinh khối 6 đến thư viện vào ngày thứ Tư ứng với: 8 : 8 = 1 (biểu tượng)

Số học sinh khối 6 đến thư viện vào ngày thứ Năm ứng với: 16 : 8 = 2 (biểu tượng)

Số học sinh khối 6 đến thư viện vào ngày thứ Sáu ứng với: 40 : 8 = 5 (biểu tượng)

Biểu đồ tranh:

b, Thứ sáu học sinh đến thư viện nhiều nhất.

Thứ tư học sinh đến thư viện ít nhất


Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội