[KNTT] Giải SBT toán 6 bài: Ôn tập cuối năm
Giải SBT toán 6 bài: Ôn tập cuối năm sách "Kết nối tri thức và cuộc sống". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn."
Bài 1: Theo các nhà khoa học, trong cơ thể người bình thường trung bình có khoảng 25 nghìn tế bào hồng cầu. Giả sử rằng tổng khối lượng hồng cầu này là 2,5 kg. Như vậy trong mỗi gam hồng cầu có bao nhiêu tế bào?
Lời giải:
25 tỉ = 25.10
2,5 kg = 25.10
Do đó mỗi gam hồng cầu có:
25.10 : (25.10$^{2}$) = 10$^{10}$ = 10 tỉ (tế bào hồng cầu)
Bài 2: Trên một tia số gốc O, ba điểm A, B và M lần lượt biểu diễn các số tự nhiên a, b và m. Hãy so sánh ba số a, b, m, biết răng:
- Trong ba điểm A, B, M, điểm B nằm gần gốc O nhất.
- Điểm M nằm giữa hai điểm A và B
Lời giải:
Theo đề bài, điểm A biểu diễn số tự nhiên a nên điểm A cách gốc O một khoảng bằng a, nghĩa là OA = a
Tương tự ta có OB = b; OM = m.
Vì điểm B nằm gần gốc O nhất nên đoạn OB ngắn nhất => b là số nhỏ nhất.
Điểm M nằm giữa hai điểm A và B chứng tỏ OB < OM < OA, nghĩa là b < m < a
Bài 3: Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3 và 5, em hãy phân tích các số sau ra thừa số nguyên tố.
a, 9 720;
b, 30 375;
Lời giải:
a, 9 720 =
b, 30 375 =
Bài 4: Hai anh Hoàng và Hà thuê trọ ở cùng một nhà nhưng làm ở hai công ty khác nhau. Anh Hoàng cứ 15 ngày đi trực một lần, Anh Hà cứ 20 ngày đi trực một lần. Hai anh cùng trực vào thứ Sáu ngày 1-1-2021. Hỏi trong năm 2021, hai anh sẽ cùng trực vào ngày thứ Sáu bao nhiêu lần?
Lời giải:
Ta có: BCNN (15; 20) = 60, vì vậy cứ 60 ngày thì hai anh lại cùng trực vào một ngày
Vì hai ngày thứ sáu liên tiếp cách nhau 7 ngày và BCNN (60, 7) = 420.
Một năm có 365 ngày nên trong năm 2021 hai anh chỉ cùng trực một lần vào ngày thứ sáu đó.
Bài 5: Trên một trục số gốc O, hai điểm A và B lần lượt biểu diễn hai số nguyên a và b.
a, Hãy tính khoảng cách AB trong mỗi trường hợp sau đây:
- a = 3 và b = 7;
- a = -3 và b = 7;
- a = -7 và b = -3.
b, Tại sao có thể kết luận rằng ta luôn có AB = b - a nếu a < b
Lời giải:
a,
- a = 3 và b = 7 => AB = 4
- a = -3 và b = 7 => AB = 10
- a = -7 và b = -3 => AB = 4
b, Xét bài toán tổng quát a < b. Trước hết, ta chú ý rằng do a < b nên điểm A nằm trước điểm B. Có thể xảy ra các trường hợp sau:
+ Điểm O trùng với A. Lúc này ta có a = 0 nên AB = OB = b = b - 0= b - a.
+ Điểm O trùng với B. Lúc này ta có b = 0 và a < 0. Do đó điểm A biểu diễn số nguyên âm a nên OA = -a. Bởi vậy ta có:
AB = AO = OA = - a = 0 - a = b - a
+ Điểm O nằm giữa hai điểm A và B. Lúc này ta có a < 0 < b
Vì B biểu diễn số nguyên dương b nên OB = b
Vì A biểu diễn số nguyên âm a nên OA = -a
Từ hình vẽ ta có: AB = OB + OA = b + (-a) = b - a
+ Các trường hợp còn lại làm tương tự
Bài 6: Tính giá trị của biểu thức P = a.b - 3.(17 - a + 2b) trong mỗi trường hợp sau:
a, a = 15 và b = -28
b, a = -6 và b = 11
c, a = -17 và b = -3
Lời giải:
a, Với a = 15, b = -28, ta có:
P = 15 . (-28) - 3 . [17 - 15 + 2 . (-28)]
= (-15) . 28 - 3 . (2 - 2 . 28)
= (-15) . 28 - 6 + 6 . 28
= (-15 + 6) . 28 - 6
= (-9) . 28 - 6
= -252 - 6
= -258
b, Với a = -6, b = 11, ta có:
P = (-6) . 11 - 3 . [17 - (-6) + 2 . 11]
= -66 - 3 . (23 + 22)
= -66 - 3 . 45
= -66 - 135
= -201
c, Với a = -17 và b = -3, ta có:
P = (-17) . (-3) - 3 . [17 - (-17) + 2 . (-3)]
= 17 . 3 - 3 . 17 - 3 . (17 - 6)
= 0 - 3 . 11
= -33
Bài 7: Bạn Đông chơi trò chơi ném bi. Đích ném là một cái hộp có 25 ô. Điểm tính cho mỗi lần ném bi được quy định như sau:
- Nếu ném ra ngoài hộp thì được tính là -5 điểm;
- Nếu ném vào một trong 25 ô trong hộp thì điểm tính được ghi như hình bên.
Trong 14 lần đầu, Đông ném 2 lần vào ô 4 điểm, 7 lần vào ô 2 điểm, 1 lần vào ô -2 điểm và 4 lần vào ô -1 điểm.
a, Viết biểu thức số biểu thị số điểm mà Đông có được sau lần ném bi thứ 14. Tính giá trị của biểu thức đó.
b, Đông còn một lần ném bi nữa. Hỏi Đông có cơ hội đạt 20 điểm không? Nếu được thì lần cuối, Đông cần ném vào ô bao nhiêu điểm ?
Lời giải:
a, Biểu thức số biểu thị số điểm mà Đông có được sau lần ném bi thứ 14:
X = 2 . 4 + 7 . 2 + (-2) + 4 . (-1)
= 16
b, Để đạt được 20 điểm, Đông cần thêm 20 - 16 = 4 điểm nữa. Do đó Đông vẫn còn cơ hội đạt 20 điểm. Muốn vậy Đông cần phải ném bi vào ô 4 điểm ở lần cuối cùng.
Bài 8: Em hãy vẽ các hình sau:
a, Hình tam giác đều có cạnh dài 4 cm;
b, Hình vuông có cạnh dài 3 cm;
c, Hình chữ nhật có chiều dài bằng 5 cm, chiều rộng bằng 3 cm;
d, Hình bình hành có một cạnh dài 3 cm; một cạnh dài 5cm.
Lời giải:
Học sinh tự thực hành vẽ hình như yêu cầu
Bài 9: Nền nhà của bác Thu có dạng và kích thước như hình vẽ bên:
a, Tính chu vi của nền nhà.
b, Bác Thu dự định dùng những viên gạch lát hình vuông có cạnh 50 cm để lát nền nhà. Hỏi bác Thu cần mua bao nhiêu viên gạch?
Lời giải:
a, Chu vi của nền nhà là: (8 + 10) . 2 = 36 (m)
b, Diện tích nền nhà là:
8 . 10 - 2 . 6 = 68 (m)
Diện tích một viên gạch lát hình vuông là:
0,5 . 0,5 = 0,25 (m)
Số viên gạch bác Thu cần mua để lát nền là:
68 : 0,25 = 272 viên
Bài 10: Quan sát các hình dưới đây và trả lời câu hỏi:
a, Những hình nào có tâm đối xứng?
b, Những hình nào có trục đối xứng?
c, Những hình nào có đúng hai trục đối xứng?
d, Những hình nào có nhiều hơn hai trục đối xứng?
Lời giải:
a, Những hình có tâm đối xứng là: a, b, c, d, e, f
b, Những hình nào có trục đối xứng là: a, b, d, e, f, g
c, Những hình nào có đúng hai trục đối xứng là: a, d
d, Những hình nào có nhiều hơn hai trục đối xứng là: b, e, f, g
Bài 11: Em hãy vẽ hình sau vào vở. Trên hình vừa vẽ, hãy vẽ trục đối xứng của hình và vẽ thêm để được một hình có tâm đối xứng.
Lời giải:
Bài 12: Em hãy vẽ phác họa bức hình sau vào vở và vẽ nốt nửa bên phải để được một hình nhận đường thẳng d là trục đối xứng.
Lời giải:
Bài 13: Trên quãng đường AB, hai xe cùng khởi hành một lúc. Xe tải đi từ A đến B hết 3 giờ, xe con đi từ B đến A hết 2 giờ. Hỏi sau bao lâu thì hai xe gặp nhau?
Lời giải:
Ta lấy quãng đườn AB làm đơn vị
Trong một giờ xe tải đi được: (quãng đường)
Trong một giờ xe con đi được: (quãng đường)
Trong một giờ hai xe đi được: + $\frac{1}{2}$ = $\frac{5}{6}$(quãng đường)
Hai xe gặp nhau sau khoảng thời gian là:
1 : giờ = 1 giờ 12 phút.
Bài 14: Tính một cách hợp lý
a, A =
b, B =
Lời giải:
a, A =
=
=
= -5 + + 1
=
b, B =
=
=
= -1 + 1 +
=
Bài 15: Nhiệt độ không khí T (theo đơn vị độ C) bên ngoài máy bay ở độ cao h (theo đơn vị feet) được cho bởi công thức:
T = 26 -
Khi máy bay ở độ cao 10 000 m thì nhiệt độ bên ngoài máy bay là bao nhiêu độ C (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị)?
Lời giải:
có 1 foot 0,3048 (m)
Do đó h = 10000 m = 10000 : 0,3048 (feet)
Nhiệt độ bên ngoài máy bay là:
T = 26 - $\approx $ -40$^{o}$C
Bài 16: Thời gian t (tính bằng phút) của hiện tượng nguyệt thực toàn phần được cho bởi công thức gần đúng:
Trong đó d và D lần lượt là đường kính (tính bằng kilomet) của Mặt Trăng và Mặt Trời; k và K lần lượt là khoảng cách (tính bằng kilomet) từ Trái Đất đến Mặt Trăng và Mặt Trời.
Sử dụng công thức trên hãy cho biết hiện tượng nguyệt thực toàn phần kéo dài trong bao nhiêu giây (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm).
Cho biết: d = 3,48.10; D = 1,41.10$^{6}$; k = 3,82.10$^{5}$; K = 1,48.10$^{8}$
Lời giải:
Ta có
2,65 phút
= 2 phút 39 giây
Bài 17: trong khoảng thời gian từ năm 1977 đến năm 1999, một tàu vũ trụ đi được 22 tỉ dặm trong vũ trụ (dặm là đơn vị đo chiều dài của các nước nói tiếng Anh, 1 dặm = 1,609344 km). Em hãy cho biết:
a, Mỗi ngày, tàu vũ trụ đi được bao nhiêu dặm?
b, Mỗi giờ, tàu vũ trụ đi được bao nhiêu dặm?
(làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất)
Lời giải:
Từ năm 1977 đến năm 1999 là 22 năm, trong đó có 5 năm nhuận là 1980; 1984; 1988; 1992; 1996 và 17 năm không nhuận
Tổng số ngày là: 22.365 + 5 = 8035 ngày
a, Mỗi ngày tàu vũ trụ đi được:
22 . 10 : 8035 = 2 738 021,157 (dặm)
b, Mỗi giờ tàu vũ trụ đi được:
22 . 10 : 8035 : 24 = 114 084,2149 dặm
Bài 18: Cho đoạn thẳng AC dài 6 cm. Điểm B nằm giữa A và C sao cho BC = 4 cm.
a, Vẽ hình rồi tính độ dài đoạn thẳng AB
b, Trên tia đối của tia BA, lấy điểm D sao cho BD = 6 cm. Hãy so sánh AB và CD.
Lời giải:
a, Độ dài đoạn thẳng AB là: AC - BC = 6 - 4 = 2 cm
b, AB = CD = 2 cm
Bài 19: Quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi:
a, Hai góc xAy và yBz có chung cạnh hay không?
b, Em nhận ra mấy cặp góc có chung cạnh? Hãy kể tên các cặp góc đó.
c, Trong hai góc xAy và yBz góc nào lớn hơn (dùng thước đo góc để đo và trả lời)?
Lời giải:
a, Hai góc xAy và yBz không có đỉnh chung nên chúng không có cạnh chung
b, Có 3 cặp góc chung cạnh, đó là: và $\widehat{ABy}$ (chung cạnh By), $\widehat{ABz}$ và $\widehat{yBz}$ (chung cạnh Bz), $\widehat{ABy}$ và $\widehat{ABz}$ (chung cạnh BA)
c, , $\widehat{yBz} = 25^{o}$. Do đó $\widehat{yBz}$ > $\widehat{xAy}$
Bài 20: Cho hình vẽ:
a, Hãy gọi tên các góc có đỉnh B trong hình.
b, Dùng êke hoặc thước đo góc kiểm tra và gọi tên góc vuông, góc tù có trong hình.
Lời giải:
a, Các góc có đỉnh B là: ; $\widehat{HBM}$; $\widehat{MBC}$; $\widehat{ABM}$; $\widehat{ABC}$; $\widehat{HBC}$
b, Góc vuông là: ; $\widehat{BHC}$
Góc tù là:
Bài 21: Cho hình vẽ:
a, Đo và tính tổng số đo các góc của hình thoi OBCD.
b, Đo và tính tổng số đo các góc của tam giác AHB.
Lời giải:
a, Tổng số đo các góc trong hình thoi OBCD là 360
b, Tổng số đo các góc trong hình tam giác AHB là: 180
Bài 22: Trang và Hùng đã quan sát và ghi lại một số loại rác thải mà hai bạn gặp trên đường đi học bao gồm: quả táo, túi nylon, vỏ bao thuốc lá, cốc thủy tinh, vỏ trứng, lá cây, thức ăn thừa, chai nhựa, đồ gốm sứ, bã trà, hộp giấy.
a, Hãy giúp Trang và Hùng phân loại các loại rác thải trên theo gợi ý sau:
Rác dễ phân hủy | Rác tái chế | Rác khó phân hủy |
Thức ăn thừa,... | Hộp giấy,... | Túi nylon,... |
b, Lập bảng thống kê cho biết số lượng mỗi loại rác thải từ bảng trên.
c, Vẽ biểu đồ cột biểu diễn bảng thống kê thu được ở câu b.
Lời giải:
a, Bảng phân loại:
Rác dễ phân hủy | Rác tái chế | Rác khó phân hủy |
Thức ăn thừa, quả táo, lá cây, bã trà, vỏ trứng | Hộp giấy, vỏ bao thuốc lá, chai nhựa | Túi nylon, cốc thủy tinh, đồ gốm sứ |
b, Bảng thống kê:
Loại rác | Rác dễ phân hủy | Rác tái chế | Rác khó phân hủy |
Số lượng | 5 | 3 | 3 |
c,
Bài 23: Bảng thống kê sau đây cho biết điểm thi của An trong hai lần thi kết thúc học kì I và II
Toán | Ngữ Văn | Khoa học tự nhiên | |
Học kì I | 9 | 9 | 8 |
Học kì II | 10 | 7 | 9 |
a, Vẽ biểu đồ cột kép biểu diễn bảng thống kê trên
b, Cho biết điểm thi của những môn nào tăng lên trong học kì II?
Lời giải:
a,
b, Điểm thi hai môn toán và khoa học tự nhiên của An tăng trong học kì II
Bài 24: Cô giáo chia lớp thành ba nhóm để thực hiện ba bài tập lớn bằng cách yêu cầu mỗi bạn chọn ngẫu nhiên một thẻ từ hộp kín chứa các thẻ ghi số 1; 2; 3. Các bạn chọn được thẻ ghi cùng số sẽ ở cùng một nhóm.
a, Em có thể thuộc nhóm nào?
b, Hãy xác định xem sự kiện "Em và Bình không cùng nhóm" có xảy ra không trong mỗi trường hợp sau:
- Em chọn được thẻ ghi số 1, Bình chọn được thẻ ghi số 3
- Em chọn được thẻ ghi số 2, Bình chọn được thẻ ghi số 2
Lời giải:
a, Em có thể thuộc nhóm 1, 2, 3
b, Khi em chọn được thẻ ghi số 1, Bình chọn được thẻ ghi số 3 thì sự kiện "Em và Bình không cùng nhóm" xảy ra.
Khi em chọn được thẻ ghi số 2, Bình chọn được thẻ ghi số 2 thì sự kiện "Em và Bình không cùng nhóm" không xảy ra.
Xem thêm bài viết khác
- [KNTT] Giải SBT toán 6 bài: Ôn tập chương VI
- [KNTT] Giải SBT toán 6 bài 37: Số đo góc
- [KNTT] Giải SBT toán 6 bài 42: Kết quả có thể và sự kiện trong trò chơi, thí nghiệm
- [KNTT] Giải SBT toán 6 bài 34: Đoạn thẳng, độ dài đoạn thẳng
- [KNTT] Giải SBT toán 6 bài 24: So sánh phân số, hỗn số dương
- [KNTT] Giải SBT toán 6 bài: Ôn tập chương VII
- [KNTT] Giải SBT toán 6 bài 29: Tính toán với số thập phân
- [KNTT] Giải SBT toán 6 bài 36: Góc
- [KNTT] Giải SBT toán 6 bài 35: Trung điểm của đoạn thẳng
- [KNTT] Giải SBT toán 6 bài 32: Điểm và đường thẳng
- [KNTT] Giải SBT toán 6 bài 23: Mở rộng phân số, phân số bằng nhau
- [KNTT] Giải SBT toán 6 bài 26: Phép nhân và phép chia phân số