[KNTT] Giải SBT toán 6 bài 36: Góc

  • 1 Đánh giá

Giải SBT toán 6 tập 2 bài 36: Góc sách "kết nối tri thức". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

Xem hình 8.28 và thực hiện các yêu cầu sau (các bài từ 8.41 đến 8.43)

[KNTT] Giải SBT toán 6 bài 36: Góc

Bài 8.41: Kể tên các góc mà em thấy trên hình. Trong đó góc nào là góc bẹt?

Lời giải:

Các góc mà em thấy trên hình: góc xOy, góc aOx, góc aOy.

Trong đó góc xOy là góc bẹt.

Bài 8.42: Hãy nêu nhận xét về quan hệ giữa các cạnh của hai góc aOx và aOy

Lời giải:

Hai góc aOx và góc aOy có chung cạnh Oa, còn hai cạnh Ox và Oy là hai tia đối nhau

Bài 8.43: Một điểm trong góc aOx có thể cũng là điểm trong của góc aOy hay không? Hãy nêu một nhận xét tương tự đối với các điểm trong của góc aOy.

Lời giải:

Ta thấy các điểm chung của hai góc aOx và aOy chỉ có thể là các điểm nằm trên cạnh chung Oa. Mà các điểm nằm trên cạnh của một góc không phải là điểm trong của góc đó. Vậy điểm trong của góc aOx không thể là điểm trong của góc aOy

Bài 8.44: Gọi A là một điểm trong tùy ý của góc xOy không bẹt. Trên tia OA , ta lấy điểm M tùy ý khác O.

a, Vẽ hình và cho biết điểm M có là điểm trong của góc xOy không.

b, Điền từ thích hợp vào chỗ chấm trong nhận xét sau đây:

Nếu tia OA chứa chứa một ..... của góc xOy thì mọi điểm khác O của tia OA đều là ..... của góc xOy.

Lời giải:

a,

[KNTT] Giải SBT toán 6 bài 36: Góc

Điểm M nằm trong góc xOy

b, Nếu tia OA chứa chứa một điểm trong của góc xOy thì mọi điểm khác O của tia OA đều là điểm trong của góc xOy.

Cho góc xOy không bẹt. Hãy trả lời các câu hỏi sau (các bài từ 8.45 đến 8.47)

Bài 8.45: Vẽ góc xOy không bẹt và điểm M là điểm trong của góc đó. Qua M, vẽ một đường thẳng cắt hai cạnh của góc tại A và B sao cho A Ox và B Oy. Hỏi trong ba điểm A, B và M, điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?

Lời giải:

[KNTT] Giải SBT toán 6 bài 36: Góc

M là điểm nằm giữa A và B

Bài 8.46: Trên hai cạnh của góc xOy, ta lấy hai điểm A và B không trùng với O sao cho A Ox và B Oy. Gọi M là điểm tùy ý nằm giữa hai điểm A và B. Hỏi M có phải là một điểm trong của góc xOy hay không?

Lời giải:

M là điểm nằm trong góc xOy

Bài 8.47: Từ hai bài 8.45 và 8.46, hãy nêu nhận xét về quan hệ giữa hai khái niệm: điểm trong của một góc và điểm nằm giữa hai điểm.

Lời giải:

Từ hai bài 8.45 và 8.46, ta có kết luận: cho góc xOy không bẹt, khi đó:

- Nếu M là một điểm trong của góc xOy, còn A và B là hai điểm nằm trên hai cạnh của góc xOy sao cho A, M, B thẳng hàng thì điểm M nằm giữa hai điểm A và B

- Ngược lại, nếu M là điểm nằm giữa hai điểm A và B với A Ox và B Oy (A, B khác O) thì M là một điểm trong của góc xOy.


  • 25 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021