Lập dàn bài cho một trong các đề sau:
3. Luyện tập nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
a) Lập dàn bài cho một trong các đề sau:
Đề 1: Đất nước ta có nhiều tấm gương học sinh nghèo vượt khó, học giỏi. Em hãy trình bày một số tấm gương đó và nêu suy nghĩ của mình.
Đề 2: Chất độc màu da cam mà đế quốc Mĩ đã rải xuống các cánh rừng miền Nam thời chiến tranh đã để lại di hoạ nặng nề cho hàng chục vạn gia đình. Hàng chục vạn người đã chết. Hàng vạn trẻ em chịu tật nguyền suốt đời. Cả nước đã lập quỹ giúp đỡ các nạn nhân nhằm phần nào cải thiện cuộc sống và xoa dịu nỗi đau cho họ. Em hãy nêu suy nghĩ của mình về các sự kiện đó.
Đề 3: Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng học tập và còn phạm những sai lầm khác. Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó.
Bài làm:
Lập dàn ý cho đề số 3:
Dàn ý
Mở bài:
- Dẫn dắt và giới thiệu khái quát về hiện tượng học sinh mải chơi, sa đà vào những trò chơi điện tử mà sao nhãng học hành.
- Nêu khái quát thái độ, suy nghĩ của bản thân trước hiện tượng này.
Thân bài:
Giải thích khái niệm “trò chơi điện tử”:
- Trò chơi điện tử là những trò chơi được chơi trên các thiết bị điện tử ( thường được gọi là game).
Thực trạng của hiện tượng:
- Trò chơi điện tử vốn là một trò giải trí lành mạnh song hiện tượng say mê quá đà trò chơi này mà sao nhãng học hành và gây nhiều hậu quả tại hại. Nó đã trở thành một vấn đề bận tâm của gia đình, nhà trường và toàn xã hội.
Biểu hiện của hiện tượng:
- Số lượng cửa hàng dịch vụ phục vụ cho trò chơi điện tử ngày càng một gia tăng với số lượng lớn và mật độ dày đặc từ khu vực nông thôn cho đến thành thị.
- Những cửa hàng chơi điện tử luôn có một lượng khách hàng đông đảo mà trong đó đối tượng học sinh chiếm số lượng chủ yếu.
- Nhiều bạn học sinh ngồi hàng giờ, hàng ngày trước màn hình máy tính, trốn học, thức đêm để chơi game.
Nguyên nhân của hiện tượng:
- Nguyên nhân khách quan: Trò chơi điện tử là một món tiêu khiến hấp dẫn, người chơi dễ bị cuốn hút, mê mải không làm chủ bản thân mình. Trò chơi điện tử là một thú vui tiêu khiển rẻ tiền, dễ chơi với những âm thanh được đồ họa rất sống động, bắt mắt, mới lạ, hợp với tính cách của giới trẻ. Càng chơi, các bạn càng thích thú hơn, càng tò mò hơn, và càng thỏa mãn tính hiếu thắng khi chơi thắng một trò chơi nào đó, rất phù hợp với tâm lí tuổi mới lớn, ưa khám phá, thích thú trước những điều mới lạ.
- Nguyên nhân chủ quan: do bản thân chưa có ý thức tự giác, còn mải chơi, do gia đình, bố mẹ còn lỏng lẻo trong việc quản lí con cái…
Các mặt lợi hại của vấn đề:
Mặt tích cực:
- Trò chơi điện tử giúp con người rèn luyện tư duy, nhạy bén, nhanh tay, nhanh mắt, xử lí các tình huống một cách sáng tạo và khéo léo.
- Giúp người chơi thư giãn sau những giờ làm việc, học tập mệt mỏi, căng thẳng.
Mặt tiêu cực:
- Trò chơi điện tử có tính kích thích cao và dễ gây nghiện, khiến người chơi dành nhiều tiếng đồng hồ liên tục để “cày” game. Với các bạn học sinh, việc này mải chơi, bỏ tiết, trốn học để đi chơi điện tử, dẫn đến sao nhãng việc học và thành tích học tập giảm sút.
- Ham chơi điện tử còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Ngồi trước màn hình máy tính trong thời gian dài sẽ dẫn đến cận thị, đầu óc mệt mỏi, đau nhức.
- Quá say mê trò chơi điện tử còn khiến học sinh ra nhiều ảo tưởng và thiếu kiến thức thực tế cuộc sống.
- Gây tốn kém về kinh tế. Nhiều bạn học sinh khi không có tiền để phục vụ nhu cầu sẽ dẫn đến hành vi trộm cắp, nói dối bố mẹ để có tiền đi chơi điện tử.
Giải pháp khắc phục:
- Mỗi học sinh cần phải tự giác thực hiện qui định thời gian, không ảnh hưởng đến học tập.
- Các bậc phụ huynh cần quản lí con em mình chặt chẽ.
- Nhà trường và các tổ chức xã hội cần tổ chức các sân chơi bổ ích và lành mạnh.
- Các cơ quan chức năng cũng cần quản lí và kiểm soát chặt chẽ các dịch vụ điện tử, cần có hình thức xử phạt nghiêm đối với các đối tượng vi phạm.
Kết bài:
Khái quát lại vấn đề
Rút ra bài học riêng cho bản thân.
Xem thêm bài viết khác
- Hai câu thơ: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con” cho em cảm nhận và suy nghĩ gì về tình mẫu tử trong cuộc sống?
- Tìm hàm ý của Lỗ Tấn qua việc so sánh “hi vọng” với “con đường” trong các câu sau:
- Chỉ ra các lỗi về liên kết nội dung trong những đoạn trích sau và nêu cách sửa:
- Đọc đoạn 2 của bài thơ và cho biết hình tượng con cò trong đoạn thơ này biến đổi như thế nào so với đoạn 1. Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cò trong đoạn thơ là gì?
- Tìm những câu thơ có hàm ý mời mọc hoặc từ chối trong các đoạn đối thoại giữa em bé với những người ở trên mây và trong sóng trong bài thơ Mây và sóng của Ta – go. Hãy viết thêm vào mỗi đoạn một câu có hàm ý mời mọc rõ hơn.
- Sưu tầm thêm một số bài thơ của La Phông – ten trong đó có hình tượng chó sói
- Chỉ ra các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn trong những trường hợp sau:
- Chi tiết nào trong truyện Bố của Xi – mông để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của chi tiết đó.
- Gia đình em đang cải tạo hệ thống nước để chuyển sang dùng nước sạch sông Đà, em hãy soạn thảo hợp đồng với nhà máy nước giúp bố mẹ.
- Sưu tầm các câu ca dao, câu thơ có hình ảnh con cò:
- Theo tác giả, có những nguyên nhân nào tạo nên hiện tượng đó?
- Lập dàn bài cho một trong các đề sau: