Lời “chửi” trong hai câu thơ cuối là lời của ai, có ý nghĩa gì?
Câu 3 (Trang 30 – SGK) Lời “chửi” trong hai câu thơ cuối là lời của ai, có ý nghĩa gì?
Bài làm:
Lời “chửi” trong hai câu thơ cuối nếu đọc qua ta tưởng rằng đó là lời của bà Tú nhưng thực ra đó là lời của Tú Xương đã nhập thân vào cùng nỗi khổ cực của vợi mình để cùng thông cảm sẻ chia đồng thời cũng là lời chửi thói đời và chửi chính mình.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cùng như không.
Tác giả chỉ ra hai nguyên nhân gây nên nỗi khổ của vợ: ấy là mình và thói đời. Sự hờ hững của ông cũng là một biểu hiện của thói đời ấy. Đó cũng là biểu hiện của việc vận dụng khẩu ngữ, lời ăn, tiếng nói của dân gian để khắc họa hình ảnh bà Tú – một người phụ nữ của gia đình, của xã hội. Lời chửi ẩn sâu trong tâm khảm sự thương yêu và có cả ngậm ngùi, chua xót đến đắng lòng.
==> Trong một xã hội mang nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ, một nhà Nho như Tú Xương đã không chỉ nhận ra sự vô dụng của mình mà còn trách mình một cách thẳng thắn. Đó là một biểu tượng cho nhân cách của nhà thơ qua tiếng “chửi”.
Xem thêm bài viết khác
- Học giải thích nội dung và chỉ ra sự liên kết ý nghĩa của sáu câu thơ: Không học được ông tiên phép ngủ Trèo non, lội suối, giận khôn vơi! – Xưa nay, phường danh lợi – Tất tả trên đường đời – Đầu gió hơi men thơm quán rượu Người say vô số, tỉnh bao ng
- Nội dung chính bài Chiếu cầu hiền
- Tác giả chủ trương vua, quan và dân phải có thái độ như thế nào trước pháp luật? Vì sao ông lại chủ trương như vậy?
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Thương vợ
- Theo anh (chị) câu thơ nào trong đoạn trích có thể thâu tóm toàn bộ ý nghĩa tư tưởng và tình cảm của cả đoạn? Hãy viết đoạn văn trình bày cảm nhận của mình về câu thơ đó.
- Lựa chọn những sự kiện có thể viết thành bản tin
- Đặt câu với mỗi thành ngữ: mẹ tròn con vuông, trứng mà đòi khôn hơn vịt, nấu sử sôi kinh....
- Sức gợi cảm mạnh mẽ của bài văn tế chủ yếu là do những yếu tố nào? Hãy phân tích một số câu tiêu biểu
- Phân tích tâm trạng của Liên và An trước khung cảnh thiên nhiên và bức tranh đời sống nơi phố huyện
- Nội dung chính bài Bài ca ngất ngưởng
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Lẽ ghét thương
- Cảnh vật trong truyện đã được miêu tả trong không gian và thời gian như thế nào?