Nêu cảm nghĩ về nhân vật Thơm trong văn bản Bắc Sơn
Câu 2: Nêu cảm nghĩ về nhân vật Thơm trong văn bản Bắc Sơn.
Bài làm:
Đất nước ta đã trải qua bao cuộc chiến đấu gian nan và khổ cực. Trong những trận chiến đó, có những người dân yêu nước đã âm thầm đóng góp công sức cho cách mạng. Vở kịch Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng đã khắc họa nhân vật Thơm với tấm lòng yêu nước tha thiết. Thơm là nhân vật chính của hồi kịch. Cô là vợ Ngọc, một nho lại trong bộ máy cai trị của thực dân Pháp. Thơm có cuộc sống an nhàn, được chồng cưng chiều thích sắm sửa, ăn diện. Cô đứng ngoài cuộc khởi nghĩa dù cha và em trai là những quần chúng tích cực tham gia. Thế nhưng Thơm vào hoàn cảnh cha và em hi sinh trong cuộc khởi nghĩa, mẹ bỏ đi, người thân duy nhất là Ngọc, nhưng y đã dần lộ bộ mặt Việt gian là tên phản bội tội tệ. Thơm thường khuyên chồng dừng lại nhưng không khuyên được Ngọc. Và tình huống gây cấn xuất hiện khi Cửu và Thái – những chiến sĩ cách mạng đang bị địch vây bắt cần sự trợ giúp. Không ngần ngại, Thơm đã quyết định bảo vệ cho họ. Cô đã quên đi mối hiểm nguy cho bản thân mà chỉ lo lắng không biết bảo vệ họ như thế nào. Sự đấu tranh nội tâm và cái thiện đã chiến thắng, cô đã có quyết định đúng đắn để lương tâm mình không phải day dứt khi nghĩ về cha, về em và về chính bản thân mình. Bằng sự nhanh trí và táo bạo, cô đã đẩy hai chiến sĩ vào căn buồng nhà của mình. Hoàn cảnh éo le hơn bao giờ hết giữa Thơm – người vợ ra sức bảo vệ cán bộ cách mạng và Ngọc – người chồng đang cố gắng vây bắt cán bộ để lập công. Thơm phản bội chồng để bảo vệ cho lẽ phải, cho điều chính nghĩa. Hoàn cảnh trớ trêu đó đã làm cho tính kịch được tô đậm. Ngọc chỉ vô tình nhưng hắn càng nấn ná thì Thơm lại càng sốt ruột.Thơm tìm cách đẩy chồng đi để nhanh chóng giải thoát cho hai người cán bộ. Điều này hoàn toàn mâu thuẫn với thái độ của Thơm ban đầu (cố giữ chồng ở nhà). Mặc dù tỏ vẻ ngạc nhiên nhưng rất may là Ngọc không nhận thấy sự bất thường đó có nghĩa gì. Lòng tin và quyết tâm bảo vệ Đảng, bảo vệ cách mạng đã khiến Thơm trở nên nhanh trí, chính xác trong lời nói cũng như việc làm. Cô không những đã cứu cho hai người cán bộ khỏi bị địch bắt mà còn mang đến cho họ lòng tin vào sức mạnh của quần chúng. Đoạn kịch đã thể hiện tài năng sáng tác, xây dựng tình huống kịch của Nguyễn Huy Tưởng. Sự chuyển biến trong suy nghĩ và hành động của Thom đã khẳng định được tính chính nghĩa của cuộc cách mạng, cô đã chọn cách đứng về phía đồng bào mình để bảo vệ đất nước. Thông qua nhân vật, tác giả muốn gửi gắm lòng tin yêu, cảm phục những hi sinh của nhân dân đã góp phần đưa cách mạng đi đến thành công.
Xem thêm bài viết khác
- Ôn tập về truyện
- Từ phần chú thích và đoạn trích này em hiểu mâu thuẫn cơ bản mà vở kịch Tôi và chúng ta thể hiện là gì?
- Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: một trong những cái mạnh của con người Việt Nam là “thông minh, nhạy bén với cái mới” còn cái yếu là “khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề”
- Nhận xét về sự thống nhất giữa nội dung tình cảm, cảm xúc và các yếu tố nghệ thuật (thể thơ, nhịp điệu, ngôn ngữ, hình ảnh) của bài thơ.
- Nội dung chính bài: Nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích)
- Em hãy phân tích hình ảnh con cò trong bài thơ Con cò của Chế Lan Viên
- Tìm khởi ngữ trong đoạn trính
- Viết một đoạn văn cảm nhận về em bé trong bài thơ mây và sóng. Từ đó, nêu những suy nghĩ về trách nhiệm của người con với gia đình.
- Bài tập làm văn số 6 Ngữ văn 9: Suy nghĩ về thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều của Nguyễn Du
- Đọc các câu sau đây và chỉ ra những thành phần tình thái, cảm thán
- Tóm tắt cảnh ba vở kịch Tôi và chúng ta
- Phân tích hình ảnh của câu thơ “Con lăn, lăn mãi... ở chốn nào”.