Nêu những nét chính của phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân và Tố Hữu
257 lượt xem
Bài tập 2: trang 183 sgk Ngữ Văn 12 tập 1
Nêu những nét chính của phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân và Tố Hữu
Bài làm:
Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân
- Sáng tác mang sự tài hoa, uyên bác của một con người với tầm hiểu biết rộng, được tổng hợp trên nhiều lĩnh vực. Dù là viết về đề tài gì thì ông cũng quan sát và miêu tả lại ở phương diện văn hóa, thẩm mĩ
- Ông là nhà văn của sự phi thường bởi Nguyễn Tuân tôn thờ chủ nghĩa xê dịch nên ông bị ấn tượng bởi những tính cách phi thường, những sự vật tuyệt mĩ, những tình cảm, cảm xúc mãnh liệt.
- Trước Cách mạng Tháng 8, ông tìm về với những vẻ đẹp chỉ còn là vang bóng nhưng sau Cách mạng ngòi bút của ông không còn đối lập giữa quá khứ và hiện tại nữa mà tập trung vào những con người lao động bình dị với ngòi bút yêu thương và ca ngợi.
- Ông có biệt tài với thể tùy bút bởi sự phóng khoáng trong cảm xúc và sự phóng túng trong tâm hồn
- Ngôn ngữ sử dụng trong các sáng tác của Nguyễn Tuân được đẩy lên gần như ở mức tuyệt đối của mức độ, màu sắc, hành động
Phong cách nghệ thuật của Tố Hữu
- Nội dung: mang tính chất trữ tình chính trị rất sâu sắc:
- Thơ luôn hướng tới cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lón của con người cách mạng, dân tộc
- Mang đậm tính sử thi, coi những sự kiện chính trị lớn của đất nước là đối tượng thể hiện chủ yếu, luôn đề cập tới những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân
- Cảm hứng chủ đạo trong thơ là cảm hứng lịch sử - dân tộc, vấn đề trong thơ là vấn đề vận mệnh cộng đồng
- Con người trong thơ là những con người của sự nghiêp chung với những cố gắng phi thường
- Tư tưởng, tình cảm lớn của con người, những vấn đề lớn lao được thể hiện qua giọng thơ mang tính chất tâm tình, rất tự nhiên, đằm thắm, chân thành
- Nghệ thuật: Tính dân tộc rất đậm đà
- Thể thơ: Tiếp thu những tinh hoa của phong trào thơ Mới, thơ ca thế giới cổ điển và hiện đại nhưng đặc biệt thành công khi vận dụng những thể thơ truyền thống của dân tộc
- Về ngôn ngữ: sử dụng từ ngữ, cách nói quen thuộc với dân tộc, đặc biệt phát huy cao độ tính nhạc phong phú của tiếng Việt (từ láy, thanh điệu, vần thơ)
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính bài Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận
- Đoạn tả sông Hương chảy xuôi về đồng bằng và ngoại vi thành phố bộc lộ những phẩm chất nào trong ngòi bút của tác giả? Hiệu quả thẩm mĩ của lối viết đó.
- Hãy phân tích khổ thơ trong bài Tây Tiến để thấy rõ nhịp điệu của các dòng thơ, sự phối hợp các thanh trắc và bằng, các yếu tố từ ngữ
- Soạn văn bài: Tây Tiến
- Hãy tìm trong các văn bản ở Ngữ văn 12 ba câu văn hoặc thơ có sử dụng phép lặp cú pháp và phân tích tác dụng của phép lặp đó
- Nội dung chính bài Đàn ghi - ta của Lor - ca
- So sánh những nét giống nhau và khác nhau về cách gieo vần, ngắt nhịp, hài thanh trong luật thơ ngũ ngôn truyền thônga ở bài Mặt trăng (mục II.3 trang 103-104 SGK) với đoạn thơ năm tiếng bài Sóng của Xuân Quỳnh
- Qua hồi tưởng của Tố Hữu, vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc hiện lên như thế nào?
- Soạn văn bài: Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm)
- Anh/ chị có nhận xét gì về âm điệu, nhịp điệu của bài thơ? Âm điệu, nhịp điệu đó được tạo nên bởi những yếu tố nào?
- Cảm hứng thẩm mĩ và văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường qua đoạn trích bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?
- Nhận xét về độ dài ngắn của các câu thơ, cách lựa chọn hình ảnh và nhịp điều trong bài thơ. Cách viết như vậy có tác dụng gì?