Ngày Quốc tế Lao động 1 – 5 có nguồn gốc từ sự kiện nào trong lịch sử? Hãy giải thích vì sao lại lấy ngày đó làm Quốc tế Lao động
D. E. Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng
Ngày Quốc tế Lao động 1 – 5 có nguồn gốc từ sự kiện nào trong lịch sử? Hãy giải thích vì sao lại lấy ngày đó làm Quốc tế Lao động.
Bài làm:
Ngày Quốc tế Lao động bắt nguồn từ năm 1886, tại thành phố công nghiệp lớn Chicago, Đại hội Liên đoàn Lao động Mỹ thông qua nghị quyết nêu rõ: “... Từ ngày 1/5/1886, ngày lao động của tất cả các công nhân sẽ là 8 giờ”.
Sở dĩ ngày 1/5 được chọn bởi đây là ngày bắt đầu một năm kế toán tại hầu hết các nhà máy, xí nghiệp ở Mỹ. Vào ngày này, hợp đồng mới giữa thợ và chủ sẽ được ký. Giới chủ tư bản có thể biết trước quyết định của công nhân mà không thể kiếm cớ chối từ.
Ngày 1/5/1886, do yêu cầu của công nhân không được đáp ứng một cách đầy đủ, giới công nhân trên toàn nước Mỹ đã tham gia bãi công nhằm gây áp lực buộc giới chủ thực hiện yêu sách của mình. Đầu tiên là cuộc bãi công tại thành phố Chicago.
Khoảng 40.000 người không đến nhà máy. Họ tổ chức mít tinh, biểu tình với biểu ngữ “Từ hôm nay không người thợ nào làm việc quá 8 giờ một ngày! Phải thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ vui chơi!”
Ngày 20/6/1889, Đại hội I của Quốc tế Cộng sản II quyết định lấy ngày 1/5 hằng năm làm ngày biểu dương lực lượng và đấu tranh chung của tầng lớp vô sản. Vào ngày 1/5/1890, lần đầu tiên Ngày Quốc tế Lao động 1/5 được tổ chức trên quy mô thế giới.
Xem thêm bài viết khác
- Quan sát hình 1, hãy: Nêu hiểu biết của em về lãnh thổ nước ta.
- Nối ô chữ bên trái với ô chữ bên phải sao cho đúng với phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế
- Ghép mỗi cảnh quan tự nhiên ở hình 6 với một biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa ở hình 7 cho phù hợp và giải thích.
- Nhận xét sự thay đổi GDP theo ngành của các nước. Nhận xét khu vực phân bố của cây lương thực và cây công nghiệp
- Đọc thông tin và quan sát hình ảnh, hãy: Trình bày khái quát diễn biến chính trong giai đoạn 2 của cuộc chiến tranh.
- Soạn bài 25: Khí hậu Việt Nam
- Khoa học xã hội 8 bài 12: Tự nhiên châu Á
- Khoa học xã hội 8 bài 3: Cách mạng công nghiệp
- Quan sát hình 1, bảng 1, hoàn thành bảng theo mẫu sau:
- Nêu tên các nhân vật lịch sử trong hình và cho biết các nhân vật có liên quan đến sự kiện nào của lịch sử dân tộc
- Khoa học xã hội 8 bài 10: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)
- Quan sát bảng 1, kết hợp với đọc thông tin, hãy liệt kê những cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN theo sơ đồ sau: