Nghị luận về ý kiến của Điđơro ”Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả, Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường”
Đề bài: Nghị luận về ý kiến của Điđơro ”Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả, Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường”
Bài làm
Mỗi con người sinh ra ai cũng có cho mình một điều ước. Điều ước đó có thể là to lớn cũng có thể là tầm thường nhưng tựu chung lại nó chính là động lực thúc đẩy con người đến với những thành công. Bàn về mục đích sống Đi- đơ- ro nhà triết học vĩ đại của Pháp từng nhận định rằng ”Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả, Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường”.
Con người sinh ra ai cũng có cho mình một mong muốn, một ước mơ một mục đích để phấn đấu. Mục đích đó sẽ giúp ta sống có ích và sống đúng đắn hơn. Mục đích ở đây đó chính là những mục tiêu mà con người ta muốn hướng tới trong tương lai, những mục đích đó thường mang ý nghĩa tốt đẹp có ý nghĩa thúc đẩy mỗi người không ngừng lao động và chiến đấu để đạt được. Còn vĩ đại tức là những điều lớn lao và mang ý nghĩa đột phá. Câu nói cau Đi- đơ- rô có ý nghĩa đó là con người phải có mục đích phấn đấu để có thể lao động và học tập đát được nó. Và nếu muốn làm những điều có ý nghĩa lớn lao đột phá thì mục đích phải thật to lớn và vĩ đại.
Thực vậy, có một nhà văn nào đó đã từng nói rằng “nếu con người sinh ra không có mục đích thì chẳng khác nào con thuyền lênh đênh trên biển mà không biết đi về đâu”. Thế mới biết được vai trò của mục đích có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với một con người. Bởi có nó anh mới có thể vươn đến những điều tốt đẹp lớn lao trong cuộc đời. Ví dụ một bạn học sinh biết đặt mục đích kì này được học bổng chẳng hạn thì trong suốt quá trình học tập bạn ấy sẽ cố gắng nỗ lực hết mình để đạt điểm tốt các môn. Đó là một mục đích có thể là rất nhỏ so với mọi người nhưng nó sẽ là động lực để bạn ấy vươn lên trong học tập.
Con người nếu sinh ra mà không biết mình cần gì, không biết mình cố gắng để đạt được gì thì suốt đời anh sẽ chìm đắm trong sự bê tha và lạc lõng. Dù là nhỏ bé hay đơn giản thì mục đích cũng là thứ để bạn xác định được mục tiêu và ý chí phấn đấu. Bạn đi học và không cần đến kết quả thì mãi mãi bạn cũng chỉ là những kẻ qua đường của kiến thức mà thôi, bạn đi làm mà không biết mình phấn đấu vì lí tưởng gì thì bạn sẽ không bao giờ được trọng dụng và tin tưởng. Mỗi con người đều không thể viển vông hóa những điều mình muốn vì nếu ai cũng nuôi cho mình một ước mơ cao siêu thì thực là phi thực tế Nhưng tối thiểu để cho mình một đích đến bạn phải có. BẤt kì việc gì, bất kì làm gì bạn nên cho mình một ý chí một niềm tin để chinh phục nó.
Vậy thế nào là mục đích thế nào được coi là lớn lao để làm những điều vĩ đại? Con người ai cũng mong mình sẽ trở thành những người kiệt xuất, tài hoa nổi bật. Thế nhưng không phải ai trong số đó cũng có thể làm được những điều phi thường mà chúng ta phải biết lựa sức mình khi đặt ra mục đích sống. Ví dụ bạn không thể suốt ngày nằm ôm hi vọng mình sẽ trúng xổ số và trở thành tỉ phú nếu cứ lười lao động được. Đó là điều hoàn toàn không thể xảy ra và nếu có cũng vô cùng hiếm hoi và ít ỏi. Những điều vĩ đại là những điều có ý nghĩa to lớn không chỉ với cuộc đời bạn mà còn có ảnh hưởng đến nhân loại, vận mệnh của nhiều người. Ví dụ như Bác Hồ một minh chứng hùng hồn cho một con người sống với mục đích cao cả để làm điều vĩ đại. Cả đời Bác phấn đấu vì một mục đích cao cả đó là theo con đường xã hội chủ nghĩa để giải thoát dân tộc ta khỏi xiềng xích gông cùm nô lệ. Người đã dành cả cuộc đời mình để tìm đường cứu nước và cuối cùng điều NGười làm được đó chính là đưa Việt Nam sang một trang sử một, làm nên những điều mà tưởng chừng chưa bao giờ có thể. Hay nhà soạn nhạc nổi tiếng nhạc sĩ thiên tài Bettoven. Người đã tưởng phải từ bỏ niềm đam mê âm nhạc bởi vì bị khiếm thính thế nhưng có ai ngờ được ông đã làm nên cho cuộc đời những bản nhạc bất hủ? Đó chính là bởi niềm đam mê bởi mục đích cao cả đã chiến thắng những thứ quan niệm tầm thường mà thôi.
Chúng ta sinh ra dù là ít hay nhiều cũng có cho mình một mục đích. Mục đích đó chính là niềm tin là ngọn lửa để dẫn lối ta đi đến những điều tốt đẹp. Vì thế hãy đừng bao giờ từ bỏ ước mơ, mà hãy biến nó trở thành những động lực để ta sống tốt hơn và làm cho xã hội này trở nên văn minh hơn.
Xem thêm bài viết khác
- Nghị luận văn học dạng phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm
- Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà
- Tổng hợp những bài viết số 3 ngữ văn 12 hay nhất với đầy đủ các đề (8 đề)
- Sơ đồ tư duy Rừng xà nu
- Đề 2: Phân tích hình ảnh thơ mộng, trữ tình của những dòng sông Việt Nam qua hai bài tùy bút Người lái đò sông Đà...
- Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống
- Cảm nhận bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng (4 mẫu)
- Đề 3: Hãy phát biểu ý kiến của anh chị về mục đích học tập do UNESCO đề xướng:“Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”
- Phân tích hình tượng con Sông Đà
- 26 mẫu mở bài Vợ nhặt hay nhất
- Phân tích hồn Trương Ba da hàng thịt (8 mẫu)
- Tác giả - Tác phẩm: Tây Tiến (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Ý nghĩa, Giá trị nghệ thuật)