Bài văn: Phân tích nghệ thuật lập luận trong tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh Bài mẫu 3
Đề bài: Phân tích nghệ thuật lập luận trong tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh - Bài mẫu 3
Bài làm
Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ tài ba, kiệt xuất của dân tộc Việt Nam đồng thời cũng là cây bút lớn của văn học nước nhà.Người để lại nhiều tác phẩm đa dạng thể loại gồm: truyện, ký, thơ ca, văn chính luận. Trong số đó, không thể không nhắc tới“Tuyên ngôn độc lập” - một áng văn chính luận mẫu mực, tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật lập luận tài tình có một không hai của phong cách Hồ Chí Minh
Văn chính luận là một thể cổ văn thường được sử dụng trong những hoàn cảnh lịch sử trang trọng như trong các bài chiếu, biểu, hịch, cáo, tuyên ngôn. Đó là thể văn có tổ chức chặt chẽ, kết cấu khúc triết và giá trị cơ bản của nó là tính thuyết phục, thể hiện qua cách lập luận rõ ràng, chặt chẽ, lí lẽ sắc bén và bằng chứng xác thực không thể chối cãi. Tất cả những phẩm chất này được thể hiện trọn vẹn trong “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh.
Ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt, "Tuyên ngôn Độc lập" không chỉ là văn kiện có ý nghĩa lịch sử lớn lao mà còn đạt đến tính mẫu mực của văn bản chính luận.
Trước hết, nó được thể hiện ở quan điểm có sức thuyết phục rất mạnh mẽ, thậm chíkhông thể chối cãi mà Hồ Chí Minh đã đưa ra. Trong văn bản, Bác đã sử dụng ba luận điểm chính: Cơ sở pháp lý của bản tuyên ngôn, cơ sở thực tiễn với bản chất phi nghĩa của thực dân Pháp cùng sự trưởng thành của cách mạng Việt Nam và phần tuyên ngôn chủ quyền tất yếu của dân tộc Việt Nam. Mỗi luận điểm, Người lại sử dụng những lí lẽ rất sắc bén, đanh thép, những dẫn chứng cụ thể.
Mở đầu, Người nêu lên cơ sở pháp lí và chính nghĩa của bản Tuyên Ngôn bằng cách trích dẫn hai bản tuyên ngôn độc lập của Pháp và Mỹ: “Tấtcả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa đã cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền sung sướng và quyền tự do” (Tuyên ngôn độc lập của Mĩ 1776) và: “Người ta sinh ra tự do bình đẳng về quyền lợi và phải luôn tự do bình đẳng về quyền lợi”. Đó là những lẽ phải không ai có thể chối cãi được(Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp 1791)
Với lời lẽ sắc bén, đanh thép,nghệ thuật “Gậy ông đập lưng ông” Người đã xác lập cơ sở pháp lý của bản Tuyên Ngôn, nêu cao chính nghĩa, khẳng định tư thế đầy tự hào của một dân tộc độc lập và có quyền hưởng tự do và độc lập. Từ đó đi đến một lập luận sáng tạo: Suy rộng ra điều đó có nghĩa là: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Đồng thời thể hiện thái độ cương quyết đối với Pháp, Mĩ khi chúng đang có dã tâm trở lại xâm lược nước ta và đưa ra cơ sở để vạch tội trong phần tiếp theo. Đúng như Chế Lan Viên nhận định “Cách lập luận của Hồ Chí Minh về phía ta giống như một trái táo còn về phía kẻ thù nó giống như một trái lựu đạn nhét vào cổ họng chúng. Nuốt không vô mà khạc cũng không ra”
Luận điểm thứ hai, Ngườiđã đưa ra những dẫn chứng cụ thể, xác thực. Người khẳng định Pháp không những không có công khai hóa mà chúng còn mang bản chất của kẻ xâm lược, phi nghĩa, tàn bạo khi ở Đông Dương. Pháp đã lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái để cướp nước ta. Chúng thống trị, xâm lược một cách toàn diện đất nước ta ở cả ba phương diện: chính trị, kinh tế và văn hóa.
Về chính trị: chúng tuyệtđối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào… “Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết. Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược”. Chưa hết, về mặt kinh tế: chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng. Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn. Trong năm năm chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật.
Trong phần này, Người đã sử dụng thao tác lập luận bác bỏ cùng những lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng hùng hồn để bác bỏ luận điệu ăn cướp xảo trá của thực dân Pháp. Bản Tuyên ngôn cũng trở thành bản cáo trạng đanh thép về tội ác của bè lũ thực dân cướp nước. Điệp từ “chúng” được lặp đi, lặp lại nhiều lần tạo nên điệp khúc nhức nhối kết hợp vớicác động từ mạnh như “thẳng tay chém giết, tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong bể máu, bóc lột nhân dân đến tận xương tủy” vừa lột trần được sự dã man, tàn bạo của bọn thực dân vừa diễn tả được nỗi đau thê thảm của nhân dân ta, những nguời dân vô tội đang quằn quại trong “vòng tử địa”.
Ý nghĩa và có giá trị lớn lao hơn hết là phần tuyên ngôn của bản tuyên ngôn. Đó là kết quả tất yếu của cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn mà Hồ Chí Minh đưa ra. Bác đã rất cẩn trọng, khôn khéo và cương quyết để đi đến khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Người tuyên bố thoát ly quan hệ với nước Pháp, dân tộc ta kiên quyết chống lại mọi âm mưu xâm lược của chúng, xóa bỏ mọi đặc quyền, đặc lợi của Pháp trên đất Đông Dương, đồng thời mở ra một con đường mới cho dân tộc ta. Lời tuyên bố thể hiện lí lẽ đanh thép vững vàng của Người về quyền dân tộc đồng thời thể hiện khát vọng tự do của cả dân tộc. Điều đó thể hiện qua giọng văn hào hùng mãnh liệt: “Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do độc lập và thực sự đã trở thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và củacải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”
Trong phong cách nghệ thuật lập luận bậc thầy ở “Tuyên ngôn Độc lập” không chỉ có bố cục chặt chẽ mà còn là văn phong đanh thép, sắc sảo mà trong sáng, giản dị. Từ ngữ được sử dụng một cách chính xác. Khi tuyên bố xóa bỏ quan hệ với thực dân Pháp, Bác viết “xóa bỏ hiệp ước mà Pháp đã kí về Việt Nam” chứ không phải là kí với Việt Nam. Kí “về’ chứ không phải kí “với” bởi về” là mang tính chất áp đặt, ép buộc, còn “với” làng mang tính chất hữu nghị hòa bình, có lợi cho cả đôi bên. Ngoài ra, Bác còn viết “tuyên bố thoát li hẳn quan hệ với thực dân Pháp” chứ không phải với toàn bộ người Pháp bởi lẽ dân người dân Pháp cũng là người yêu chuộng hòa bình, họ cũng phản đối chiến tranh phi nghĩa. Lời văn trong sáng mà không làm mất đi tính hiện đại, uyển chuyển lại tạo được sức thuyết phục vô cùng mạnh mẽ.
Có thể nói với cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, giàu sứcthuyết phục, ngôn ngữ vừa chính xác vừa gợi cảm, giọng văn linh hoạt, đa giọng điệu khi mãnh liệt hùng hồn, khi trang nghiêm tha thiết “Tuyên ngôn Độc lập” của Bác đã trở thành một áng văn chính luận mẫu mực nổi tiếng. Tiếp nối truyền thống của "Nam quốc sơn hà" và "Bình Ngô đại cáo", “Tuyên ngôn Độc lập” không những đánh một dấu mốc quan trọng trong sư nghiệp cầm bút của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà còn trong cả lịch sử dân tộc Việt Nam.Qua đó, ta càng tự hào về độc lập, tự do mà dân tộc ta phải đánh đổi bằng xương máu của bao thế hệ, của bao anh hùng liệt sĩ
Xem thêm bài viết khác
- Phân tích từ Hoa trong bài Tây Tiến của Quang Dũng Phân tích Tây Tiến - Văn 12
- Hoàn cảnh sáng tác Vợ chồng A Phủ Vợ chồng A Phủ - Văn mẫu 12
- Bài văn: Anh (Chị) hãy cảm nhận đoạn thơ sau trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh bài mẫu 3
- Nghị luận xã hội dạng bài nghị luận về một hiện tượng xã hội
- 26 mẫu mở bài Vợ nhặt hay nhất Phân tích tác phẩm Vợ nhặt
- Cảm nhận về vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa Vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài
- “Vào đại học không phải con đường tiến thân duy nhất của tuổi trẻ ngày nay”. Suy nghĩ của anh/chị về vấn đề trên
- Phân tích đoạn 2 Tây Tiến của Quang Dũng hay chọn lọc Phân tích khổ 2 bài thơ Tây Tiến
- Viết đoạn văn nghị luận xã hội nêu suy nghĩ về đồng tiền
- Phân tích tâm trạng nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân Phân tích tâm trạng nhân vật Tràng
- Bài văn mẫu: Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?
- Nghị luận văn học dạng phân tích giá trị hiên thực của tác phẩm