Bài văn: Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của sông Đà trong đoạn trích ''Người lái đò sông Đà'' của Nguyễn Tuân Bài mẫu 1
Đề bài: Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của sông Đà trong đoạn trích ''Người lái đò sông Đà'' của Nguyễn Tuân - bài mẫu 1
Bài làm:
Nguyễn Tuân là một trong những cây viết khỏe khoắn, sắc bén của nền văn học Việt Nam. Ham mê xê dịch, khám phá những cái đẹp trái khoáy, khác lạ, phi thường… Nguyễn Tuân đã dành cả một thời gian để khám phá những vẻ đẹp thiên nhiên bất tận. Trong cái hành trình rong ruổi khắp mọi miền ấy Nguyễn Tuân gặp sông Đà như một mối duyên kì ngộ. Sông Đà mang một vẻ đẹp khác lạ, vừa hung bạo lại rất đỗi nên thơ trữ tình. Và đó đã là nguồn cảm hứng bất tận để Nguyễn Tuân chắp bút nên “Người lái đò sông Đà”. Trái ngọt sau những ngày tháng miệt mài khắp nẻo trời Tây Bắc xa xôi. Hãy cùng khám phá vẻ đẹp trữ tình thơ mộng của sông Đà qua cây bút Nguyễn Tuân.
Sông Đà là một con sông nằm ở phía Tây Bắc xa xôi của Tổ quốc bắt nguồn thượng nguồn Trung Hoa. Đây là một trong những nguồn cung cấp nước dồi dào nuôi sống một vùng đồng bằng phì nhiêu màu mỡ.
Ban đầu hình ảnh của dòng sông Đà hiện lên thông qua con mắt của tác giả giống như một áng tóc trữ tình mà từ chân tóc, đầu tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa bạn hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn khói nùi mèo đốt nương xuân. Chỉ bằng ấy thôi dòng sông Đà đã hiện lên với vẻ đẹp vô cùng kì vĩ và nên thơ. Điệp từ tuôn dài được tác giả lặp lại nhiều lần cùng với những áng văn thơ bay bổng như vẽ lên trước mắt người đọc vẻ đẹp lững lờ thướt tha của dòng sông. So sánh dòng sông với mái tóc là một phép so sánh rất đắt nhưng cũng đầy táo bạo. Nó thể hiện được cái ngông và độ phong tình lãng mạn của nhà văn. Sông Đà mang dáng dấp của một thiếu nữ kiêu sa kiều diễm, đang độ căng nở sức xuân xõa mái tóc huyền làm duyên làm dáng giữa rừng hoa ban hoa gạo và làn khói bồng bềnh huyền ảo. Bỗng nhiên hình ảnh đó làm ta chợt nhớ đến dòng Hương giang thơ mộng trong thi phẩm “Ai đã đăt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Mê đắm vẻ đẹp khác lạ của sông Đà, Nguyễn Tuân đã dành biết bao nhiêu thời gian tâm huyết để ngâm cứu về nó và rồi nhà văn phát hiện ra vẻ đẹp lạ thường của sông Đà. Nước sông thay đổi theo mùa. Mùa xuân thì xanh màu ngọc bích, mùa thu thì lừ lừ chín đỏ. Chưa bao giờ sông có màu đen xấu xí như cách mà thực dân Pháp đã đặt tên cho nó. Chỉ bằng vài nét phác họa bức tranh thiên nhiên Tây Bắc đã hiện lên vô cùng hùng vĩ. Đó là vẻ đẹp của trời mây, sông nước khỏe khoắn và nên thơ.
Con sông Đà còn gợi nên trong lòng thi nhân biết bao cảm xúc lâng lâng đó là niềm vui vỡ òa khi gặp lại được cố nhân. Vẻ đẹp đằm thắm, rực rỡ lóe sáng trong nắng tháng ba. Nhà văn đã bộc lộ sự hân hoan háo hức trông con sông vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như chiêm bao đứt quãng… Diện mạo con sông bỗng trở nên sống động lạ thường.
Ở phía thượng nguồn là vậy thế nhưng càng về phía hạ lưu dòng sông lại trở nên hiền hòa dịu dàng đến lạ. Dòng nước lững lờ trôi êm đềm như đang nhớ thương những thác đá xa xôi phía thượng nguồn. Dòng sông hiện lên trong ngòi bút của thi nhân một màu tịch liêu. Người ta chỉ biết đến một Đà giang trong không gian nhưng chẳng ai biết được dòng sông đã bao nhiêu tuổi. Thời gian vẫn mải miết trôi sông Đà vẫn giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ, man dại chảy bên đôi bờ tiền sử. Hai bên bờ cũng tịch mịch chẳng nổi một bóng người, chỉ có nương ngô mới nhú, nững đồi cỏ gianh đang ra nõn búp. Một đàn hươu lơ đãng thỉnh thoảng ngước sừng nhung chăm chăm nhìn vào ông khách sông Đà. Dưới lòng sông nững đàn cá tung tăng quẫy vọt lên bụng trắng như bạc rơi thoi… Chỉ bằng ấy câu văn bằng ấy nét họa mà dòng sông Đà đã hiện lên như một bức tranh huyền ảo. Còn thi nhân như một tiên nhân đang dạo chơi chốn tiên cảnh vừa nên thơ vừa cổ kính, êm ả, trữ tình nên thơ và tràn đầy sức sống non tơ.
Sông Đà vốn đã trở thành nguồn cảm hứng dồi dào bất tận cho rất nhiều những thi nhân. Tuy nhiên có lẽ hình ảnh sông Đà sống động, trữ tình nên thơ thế này thì chỉ đến “Người lái đò sông Đà” chúng ta mới cảm nhận hết. Bằng ngòi bút tài hoa, kiến thức uyên bác của mình vẻ đẹp sông Đà hoang dại thơ mộng hiện lên hết sức có hồn và lay động sợi dây rung cảm mãnh liệt của người đọc. Hóa ra xung quanh chúng ta vẫn còn vô số những cảnh đẹp mỗi một lần nghệ sĩ xuất hiện thì thế giới như được tái sinh một lần nữa.
Xem thêm bài viết khác
- Hoàn cảnh sáng tác Vợ chồng A Phủ Vợ chồng A Phủ - Văn mẫu 12
- Văn mẫu 12 bài viết số 3 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc được biểu hiện cụ thể ở những phương diện nào? trình bày vắn tắt và nêu dẫn chứng minh họa
- Phân tích hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa Chiếc thuyền ngoài xa - Văn mẫu 12
- Mở bài Tây tiến đoạn 3 Bài thơ Tây Tiến - Văn mẫu 12
- Đề 1b: Phân tích tâm trạng của tác giả khi nhớ về miền Tây Bắc Bộ và những người đồng đội trong đoạn thơ sau: “Sông Mã xa rồi … thơm nếp xôi”.
- Tổng hợp những bài viết số 2 ngữ văn 12 hay nhất với đầy đủ các đề (3 đề)
- Người lái đò sông Đà Văn mẫu 12
- Hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”
- Phân tích nét độc đáo, mới mẻ của hình ảnh người lính trong bài thơ Tây Tiến Bài thơ Tây Tiến
- Giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ Vợ chồng A Phủ - Văn mẫu 12
- Nghị luận xã hội về Lý tưởng sống của thanh niên ngày nay Văn mẫu 12
- Đề 3b: Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.