Nguồn lực kinh tế là gì? Ôn tập Địa 10

46 lượt xem

Nguồn lực kinh tế là gì? được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em trả lời câu hỏi cùng với tìm hiểu thêm về nguồn lực là gì, phân loại nguồn lực, tầm quan trọng của nguồn lực, cách phân bổ nguồn lực hiệu quả. Dưới đây là nội dung chi tiết, các em tham khảo nhé

Câu hỏi: Nguồn lực kinh tế là gì?

Trả lời:

- Là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường... ở cả trong nước và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.

1. Nguồn lực là gì?

- Để hiểu chi tiết về khái niệm của nguồn lực là gì thì chúng ta cần đi vào phân tích từng vấn đề trong thuật ngữ nguồn lực. Hiểu được bản chất của nguồn lực sẽ là yếu tố giúp con người có thể vận dụng để biến nguồn lực thành tiềm năng và cơ hội phát triển của nền kinh tế.

- Theo đó, chúng ta có thể hiểu nguồn lực một cách đơn giản đó là những nội lực ở bên trong có tác động mạnh mẽ đối với nền kinh tế, bao gồm vị trí địa lý, hệ thống các tài nguyên thiên nhiên và tài sản của các quốc gia, con người, các đường lối và chính sách của Đảng & Nhà nước, thị trường người lao động, thị trường tiêu thụ các sản phẩm... trong và ngoài nước.

- Nguồn lực được con người khai thác cũng như đưa vào sử dụng với mục tiêu phát triển nền kinh tế. Nguồn lực không phải là những yếu tố bất biến, chúng sẽ thay đổi theo thời gian cũng như không gian mà chúng tồn tại tùy vào điều kiện và hoàn cảnh. Nguồn lực dựa trên nền tảng của những thứ có sẵn, con người có thể tác động đến nguồn lực theo ý của họ, góp phần mang lại những lợi ích rõ ràng cho con người.

- Nguồn lực gắn với yếu tố con người được gọi là nguồn nhân lực. Họ chính là những người kết hợp với nhau tạo thành tập thể người lao động để góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình hoạt động kinh doanh sản xuất của một công ty hay một cơ quan tổ chức.

2. Phân loại nguồn lực

Nguồn lực được chia làm hai nhóm chính nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển:

- Nguồn nhân lực trong nước: Đây là nguồn nội lực của một quốc gia sẽ bao gồm nhiều nội lực bên trong của đất nước. Bao gồm như tài nguyên thiên nhiên, dân cư, nguồn lao động và đường lối chính trị để phát triển kinh tế – xã hội và cơ sở vật chất kỹ thuật.

- Nguồn nhân lực ngoài nước: Đây là nguồn ngoại lực của quốc gia những nguồn lực từ bên ngoài nước ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế và xã hội. Các xu hướng phát triển trên thế giới sự hội nhập từ nước ngoài và thị trường hàng hóa đều là nguồn lực ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế.

3. Tầm quan trọng của nguồn lực

- Hiện nay, nhà nước đã có nhiều những chính sách mở cửa để khuyến khích người dân hoạt động kinh doanh để phát triển kinh tế cá nhân nói chung và kinh tế nước nhà nói riêng. Không chỉ mang tính hội nhập và còn thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài. Chính vì vậy, nhằm nâng cao tính cạnh tranh thì các công ty, doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân đề phải có nguồn lực có sẵn làm bước đà phát triển kinh doanh.

- Không chỉ phát triển hoạt động kinh doanh và về chiều sâu luôn luôn chú trọng đến nguồn lực bên trong. Đặc biệt nguồn lực về con người là một trong những yếu tố quyết định quan trọng đến công tác phát triển và quản lý.

- Dưới vai trò to lớn đó, Nhà nước ta đã thực hiện nhiều biện pháp để có thể tận dụng hiệu quả mọi nguồn lực, trong đó ban hành chính sách mở cửa nhằm thức đẩy và khuyến khích người dân tham gia tích cực vào các hoạt động kinh doanh nhằm đi từ phát triển kinh tế cá nhân cho đến kinh tế toàn quốc. Những chính sách, biện pháp này chẳng những thể hiện được tiến trình hội nhập hiệu quả của nước nhà vươn ra thế giới trong thời đại công nghệ số mà còn tạo ra những năng lực thu hút đầu tư nước ngoài hiệu quả. Vì thế, nếu muốn nâng cao tinh thần cạnh tranh, các doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân cần phải tận dụng triệt để các nguồn lực sẵn có để tạo đà tốt nhất cho sự phát triển.

- Nếu muốn phát triển bền vững thì cần phải biết nắm bắt được các nguồn lực để kết hợp các nguồn lực có sẵn bên trong và bên ngoài thúc đẩy hoạt động kinh doanh và phát triển chung của kinh tế đem lại hiệu quả.

4. Cách phân bổ nguồn lực hiệu quả

- Phân bố nguồn lực là điều vô cùng quan trọng bởi nguồn lực chính là những nhân tố trong sản xuất nền kinh tế đạt hiệu quả và phù hợp với mục đích từng doanh nghiệp hay đặc thù của từng địa phương từng ngành nghề để lấy tiêu chuẩn phân bố dựa trên nhu cầu.

- Nguồn lực sẽ được phân bổ dựa trên tỷ lệ để cân bằng giữa thị trường và trong từng trường hợp sao cho phù hợp để hoạt động kinh doanh đạt được hiệu quả và phát triển bền vững có mục tiêu và chiến lược cụ thể.

- Căn cứ vào quá trình hoạt động để cân bằng nguồn lực phù hợp mang lại hiệu quả thiết thực và thực tế nhất.

- Hy vọng với những chia sẻ trên đây đã phần nào giúp cho các bạn nắm được nguồn lực là gì, vai trò cũng như tầm quan trọng của nguồn lực để nắm được những nổi bật phát triển đem lại kết quả thực tế trong doanh nghiệp.

Nguồn lực kinh tế là gì? được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em nắm chắc nội dung của bài đồng thời củng cố kiến thức Địa lí 10, từ đó chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác như Toán, Ngữ văn, Toán, Sinh học, Hóa học....đều có tại, tài liệu học tập lớp 10

Cập nhật: 22/07/2022
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội