Nhân tố có ý nghĩa quyết định đến phân bố dân cư là? Ôn tập Địa 10

32 lượt xem

Nhân tố có ý nghĩa quyết định đến phân bố dân cư là? được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Ngoài việc hướng dẫn các em trả lời câu hỏi trong bài còn giúp các em nắm được phân bố dân cư và đô thị hóa. Dưới đây là nội dung chi tiết, các em tham khảo nhé

Câu hỏi: Nhân tố có ý nghĩa quyết định đến phân bố dân cư là?

A. Khí hậu

B. Đất đai

C. Nguồn nước

D. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

I. Phân bố dân cư

1. Khái niệm

- Khái niệm: Là sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự phát trên một lãnh thổ nhất định phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu xã hội.

- Tiêu chí: Mật độ dân số (người/km2).

Mật độ dân số = Số người sống trên lãnh thổ / DT lãnh thổ

2. Đặc điểm

– Phân bố dân cư không đều trong không gian: sự phân bố dân cư không đều giữa các nước.

– Biến động về phân bố dân cư theo thời gian: sự phân bố dân cư có sự khác nhau qua các thời kì.

a) Phân bố dân cư không đều trong không gian

- Năm 2005 mật độ dân cư trung bình: 48 người/ km2.

+ Tập trung đông: Tây Âu (169), Nam Âu (115), Ca-ri-bê (166), Đông Á (131), Đông Nam Á (124)...

+ Thưa dân: Châu Đại Dương (4), Bắc Mĩ (17), Nam Mĩ (21), Trung Phi (17), Bắc Phi (23).

b) Phân bố dân cư biến động theo thời gian

- Từ năm 1650 – 2005 có sự biến động về tỉ trọng:

+ Châu Mĩ, châu Á, châu Đại Dương tăng.

+ Châu Âu, châu Phi giảm.

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư

- Điều kiện tự nhiên: Khí hậu, nước, địa hình, đất, khoáng sản… ⟶ thuận lợi thu hút cư trú.

- Điều kiện kinh tế – xã hội: Phương thức sản xuất (tính chất nền kinh tế), trình độ phát triển kinh tế... ⟶ quyết định đến cư trú.

- Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời, cư trú đông, chuyển cư…

II. Đô thị hóa

1. Khái niệm

- Sự tăng nhanh về số lượng và quy mô các điểm dân cư đô thị.

- Sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn.

- Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.

2. Đặc điểm

Quá trình đô thị hóa thể hiện ở ba đặc điểm chính sau đây:

a) Dân cư thành thị có xu hướng tăng nhanh

Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh và liên tục.

- Từ năm 1900 - 2005:

+ Tỉ lệ dân thành thị tăng (13,6% 48%).

+ Tỉ lệ dân nông thôn giảm (86,4% 52%).

b) Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn

+ Số lượng thành phố có số dân trên 1 triệu người ngày càng nhiều.

+ Nơi cao: Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Ôxtrâylia, Tây Âu, Liên bang Nga, Libi.

+ Nơi thấp: Châu Phi, phần đa châu Á (trừ Liên bang Nga).

- Hiện nay trên thế giới có trên 270 thành phố từ 1 triệu dân trở lên, 50 thành phố có số dân từ 5 triệu trở lên.

c) Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị

- Kiến trúc, giao thông, công trình công cộng, tuân thủ pháp luật…

- Quá trình đô thị hóa làm cho lối sống của dân cư nông thôn nhích gần lối sống thành thị nhiều mặt.

3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế – xã hội và môi trường

- Tích cực:

+ Kinh tế: Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

+ Xã hội: Thay đổi sự phân bố dân cư và lao động, các quá trình sinh, tử, hôn nhân,…

+ Môi trường: Hình thành môi trường mới.

- Tiêu cực: Nếu không xuất phát từ công nghiệp hóa (tự phát):

+ Nông thôn: mất đi một phần nhân lực (đất không ai sản xuất).

+ Thành phố: thất nghiệp, thiếu việc làm, nghèo nàn, ô nhiễm môi trường dẫn đến nhiều tiêu cực khác.

+ Môi trường: Ô nhiễm môi trường,…

4. Phân bố lại dân cư

- Ở nhiều nước, do quá trình phát triển công nghiệp ồ ạt và cùng với nó là quá trình đô thị hóa, dân cư ngày càng lập trung vào một số trung tâm công nghiệp và vào các thành phố lớn.

- Tại đây, nhân dân lao động thường phải sống chen chúc trong những khu chật hẹp, thiếu tiện nghi và môi trường bị ô nhiễm nặng nề.

- Trong khi ấy, ở các vùng nông nghiệp dân cư ngày càng thưa thớt. Ngược lại, một số nước khác đã chú trọng hơn đến việc phân bổ dân cư có kế hoạch. Số dân thành thị tăng lên nhanh chóng nhưng vẫn phù hợp với sự phát triển công nghiệp.

- Bên cạnh đó, dân cư còn được phân bố lại ở các vùng thưa dân nhưng giàu tiềm năng nhằm tạo điều kiện khai thác tốt các nguồn tài nguyên, tận dụng và điều hòa nguồn lao động giữa các vùng trong phạm vi cả nước.

Nhân tố có ý nghĩa quyết định đến phân bố dân cư là? được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho các em nắm chắc nội dung của bài đồng thời học tốt môn Địa lí lớp 10. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác đều có tại, tài liệu học tập lớp 10

Cập nhật: 20/07/2022
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội