Nhận xét chung về đăc trưng khí hậu và thời tiết từng mùa ở nước ta. Cho biết trong gió mùa Đông Bắc, khí hậu và thời tiết ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ của nước ta có giống nhau không? Vì sao?
3. Khám phá các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta
Đọc thông tin, kết hợp với quan sát hình 2, bảng 1, hãy:
- Nhận xét chung về đặc trưng khí hậu và thời tiết từng mùa ở nước ta.
- Cho biết trong gió mùa Đông Bắc, khí hậu và thời tiết ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ của nước ta có giống nhau không? Vì sao?
Bài làm:
Đặc trưng khí hậu và thời tiết từng mùa ở nước ta:
Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 (mùa Đông): Đặc trưng là sự hoạt động mạnh mẽ của gió Đông Bắc, khí hậu các miền có sự khác biệt rõ rệt
- Miền Bắc: đầu mùa đông se lạnh, khô hanh, cuối đông có mưa phùn ẩm ướt.
- Miền núi cao có sương muối sương giá, mưa tuyết gây trở ngại lớn cho sinh vật nhiệt đới.
- Tây Nguyên và Nam Bộ: nóng, khô ổn định suốt mùa
- Duyên hải Trung Bộ có mưa lớn vào các tháng cuối năm.
Gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa hạ):
- Đây là mùa thịnh hành của gió mùa Tây Nam, ngoài ra còn có gió tín phong nửa cầu Bắc hoạt động xen kẽ.
- Nhiệt độ cao trên toàn quốc
- Lượng mưa lớn, riêng Duyên Hải Trung Bộ mùa này ít mưa
- Thời tiết trong mùa này là trời nóng ẩm, có mưa to, dông bão diễn ra phổ biến trên cả nước.
- Miền Trung và Tây Bắc chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng.
- Bắc Bộ mưa ngâu vào tháng 8 có thể gây ngập úng.
- Bão gây mưa to, gió lớn ở các khu vực đồng bằng và các tỉnh duyên hải nước ta.
Trong mùa gió đông bắc, thời tiết và khí hậu Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ không giống nhau. Vì:
Gió mùa Đông Bắc chỉ hoạt động mạnh ở khu vực phía Bắc và một phần Bắc Trung Bộ. Bắt đầu từ Đà Nẵng trở vào gió mùa đông bắc suy yếu và gió Tín phong hoạt động chiếm ưu thế.
Như vậy, trong khoảng thời gian nay, miền bắc và bắc trung bộ có mùa đông lạnh, mưa phùn.
Trong khi đó, ở vùng Duyên Hải Trung Bộ mưa lớn do tác động của gió tín phong theo hướng đông bắc. Còn Nam Bộ và Tây Nguyên lại là mùa khô hạn.
Xem thêm bài viết khác
- Lý giải vì sao phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta mặc dù diễn ra liên tục, sôi nổi nhưng cuối cùng vẫn bị thất bại. Bài học lịch sử được rút ra từ các phong trào là gì?
- Nêu một số điểm giống nhau và khác nhau giữa các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX (mục đích, lực lượng tham gia, hình thức đấu tranh)
- Nối ô chữ bên trái với ô chữ bên phải sao cho đúng với phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế
- Dựa vào hình 2, đọc thông tin, hãy: Hoàn thành bảng theo mẫu sau. Cho biết trong miền có những hệ thống sông lớn nào. Việc đắp đê ngăn lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng đã ảnh hưởng tới sự biến đổi địa hình ở đây như thế nào?
- Đọc thông tin, hãy: Nêu nhận xét về tình hình Nhật Bản trong những năm 1918 – 1929.
- Em biết gì về những nhân vật lịch sử sau đây: Tôn Trung Sơn (Trung Quốc), Thiên Hoàng Minh Trị (Nhật Bản), vua Nô-rô-đôm (Cam-pu-chia), vua Tự Đức, vua Hàm Nghi (Việt Nam)
- Các em hãy tham gia vào bài học để tìm hiểu: Nền văn minh nông nghiệp bắt đầu chuyển sang nền văn minh công nghiệp từ bao giờ? Vì sao lại diễn ra trước tiên ở nước Anh?
- Sưu tầm các tư liệu, hình ảnh về Cầu Long Biên, nhà hát lớn....ở Hà Nội hoặc các công trình kiến trúc thời Pháp thuộc ở địa phương em
- Em biết gì về tình hình thế giới nói chung và tình hình các nước tư bản chủ nghĩa nói riêng trong khoảng thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)?
- Đọc thông tin và quan sát hình ảnh, hãy miêu tả hình 4 và cho biết hình ảnh đó diễn tả điều gì.
- Dựa vào bảng 1, hãy: Tính tỉ lệ dân số các châu lục so với thế giới (lấy dân số thế giới bằng 100%) năm 2013.
- Quan sát hình 1, đọc thông tin, hãy: Cho biết khu vực Đông Á gốm các dạng địa hình nào. Trình bày sự khác biệt giữa địa hình phần đất liền và phần hải đảo.