Tìm hiểu các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu
4. Tìm hiểu các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu
Bài làm:
Gợi ý: Một số tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu là:
- Lục Vân Tiên
- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (1861)
- Chạy giặc (1859)
- Từ biệt cố nhân (1859)
- Ngư tiều vấn đáp y thuật (từ sau 1874)
- ....
Tìm hiểu "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc"
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là một bài văn tế do Nguyễn Đình Chiểu sáng tác để ngợi ca, thương tiếc và kính phục những nghĩa quân đã anh dũng đứng lên chống Thực dân Pháptại Cần Giuộc vào năm 1861.
Bài văn tế này bằng chữ Nôm, gồm 30 liên, tức 60 vế đối biền ngẫu, làm theo thể phú luật Đường luật, có vần, có đối. Toàn bài mang tính chất trầm hùng, bi thiết, có sức cổ vũ lớn. Cái đặc sắc, kỳ thú ở bài văn là dùng nhiều ngôn ngữ và chi tiết bình thường, quen thuộc trong đời sống hàng ngày mà dựng lên được hình ảnh rất sống của thế hệ những người chống Pháp tiêu biểu buổi ấy...
Nói cách khác, bài văn là một thành tựu xuất sắc về nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, kết hợp nhuần nhuyễn chất trữ tình và tính hiện thực. Ngôn ngữ thì bình dị, mộc mạc, giàu lời ăn tiếng nói thân thuộc của nhân dân, đặc biệt là bản sắc địa phương Nam Bộ.
Có thể nói, đây là tác phẩm xúc động nhất về người anh hùng nông dân Nam Bộ. Đó là những người quanh năm nghèo khó, chưa từng cầm vũ khí, nhưng khi quân Pháp đến thì xông lên chiến đấu quên mình, biểu thị tinh thần dũng mãnh bất khuất, tiêu biểu cho ý chí độc lập, tự do của dân tộc. Bài văn không chỉ là một thiên anh hùng ca đặc sắc, mà còn là lời bộc bạch gan ruột của những người dân không chịu làm nô lệ, thề đánh quân xâm lược đến cùng, là lời trách móc thâm trầm đối với thái độ đầu hàng... Bởi vậy, khi bài văn tế này lan truyền đến Huế, chính vua Tự Đức đã ra lệnh phổ biến trong nhiều địa phương khác.
Xem thêm bài viết khác
- Sưu tầm tư liệu về các nhân vật Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Nguyễn Trung Trực
- Đọc thông tin và quan sát lược đồ, hãy: Cho biết những thành phần nào trong xã hội Trung Quốc tham gia đấu tranh chống xâm lược. Hình thức đấu tranh như thế nào, kết quả ra sao?
- Đọc thông tin, kết hợp quan sát các hình ảnh, hãy: Cho biết trong các thế kỉ XVIII – XIX, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội có những tiến bộ gì?
- Soạn bài 22: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
- Đọc thông tin và quan sát hình ảnh, hãy: Nêu diễn biến chính trong giai đoạn 1 của cuộc chiến tranh. Tại sao trong giai đoạn này, ưu thế thuộc về phe Liên minh?
- Quan sát bảng 2 và 3 đọc thông tin, hãy hoàn thành bảng sau theo mẫu: Đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Nam Á
- Nêu chính sách của thực dân Pháp trong các ngành nông nghiệp, công thương nghiệp, giao thông vận tải và tài chính trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
- Soạn bài 25: Khí hậu Việt Nam
- Kể tên một số nước ở khu vực Tây Nam Á và Nam Á. Nêu hiểu biết của em về một trong những quốc gia đó (tự nhiên, dân cư, xã hội, kinh tế).
- Chứng minh rằng nước ta giàu tài nguyên khoáng sản. Nêu sự phân bố của một số khoáng sản có trữ lượng lớn Khoa học xã hội lớp 8
- Cho biết một số biểu hiện chứng tỏ tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Nam Á.
- Nêu một số tác phẩm văn học Xô viết mà em biết.