Nhận xét sắc thái riêng thể hiện qua lời thoại của các nhân vật trong đoạn trích (Phong Lai, Vân Tiên, Nguyệt Nga)...

73 lượt xem

C. Hoạt động luyện tập.

1. Luyện tập đọc hiểu đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

(1) Nhận xét sắc thái riêng thể hiện qua lời thoại của các nhân vật trong đoạn trích (Phong Lai, Vân Tiên, Nguyệt Nga)

(2) Vì sao nói Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga đã thể hiện rõ tính chất dân gian.

(2) Viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện giữa Kiều Nguyệt Nga và Lục Vân Tiên trong đó sự dụng yếu tố miêu tả nội tâm.

Bài làm:

(1) Sắc thái của mỗi nhân vật là:

  • Vân Tiên: sắc thái trong lời thoại thể hiện sự mạnh mẽ dứt khoát, hùng hồn (đối với Phong Lai) và nhẹ nhàng thẳng thắn đối với Nguyệt Nga và Kim Liên.
  • Lời lẽ của Phong Lai thì ngông nghênh, kẻ cả: “Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây”.
  • Nguyệt Nga: sắc thái lời thoại thể hiện sự dịu dàng, đoan trang của người con gái “Thưa rằng: Tôi Kiều Nguyệt Nga/Con nầy tì tất tên là Kim Liên”.

(2) Truyện Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga đã thể hiện rõ tính chất dân gian bởi lẽ truyện có kiểu kết cấu ước lệ theo khôn mẫu của truyện truyền thống: người tốt gặp gian truân, bị kẻ xấu hãm hại nhưng được phù trợ và cứu giúp, cuối cùng được đền đáp xứng đáng, kẻ xấu bị trừng trị. Đây là loại truyện thể hiện khát vòng cháy bỏng của nhân dân: ở hiền gặp lành, cái thiện chiến thắng cái ác.

(3) Sau một phen hoảng hốt, lũ cướp đã bị người thiếu niên đánh bại, tôi không khỏi thở phào nhẹ nhõm. May mắn thay, đã có người ra tay nghĩa hiệp tôi mới có thể bảo toàn tính mạng, bảo toàn trinh tiết này. Tôi không dám nghĩ nếu như người anh hùng đó không xuất hiện chuyện xảy ra sau đó sẽ như thế nào nữa. Hoàng hồn nhưng vẫn còn sợ hãi, tôi vẫn ngồi trong xe không dám bước ra ngoài nửa bước. Người anh hùng khôi ngô ấy tiến lại gần xe ân ần hỏi han. Tôi vô cùng cảm kích trước cử chỉ nghĩa hiệp này của chàng.

Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội