Nhập vai Rô-mê -ô và Giu- li -ét, trình bày lại cảnh gặp gỡ qua hình thức một màn kịch ngắn.
Bài tập 2: Luyện tập sgk ngữ văn 11 tập 1
Nhập vai Rô-mê -ô và Giu- li -ét, trình bày lại cảnh gặp gỡ qua hình thức một màn kịch ngắn.
Bài làm:
Giu-li-ét (nói một mình): Ôi chao!
Rô-mê-ô: Nàng đã lên tiếng! Hỡi nàng tiên lộng lẫy, hãy nói nữa đi! Bởi đêm nay, nàng tỏa ánh hào quang trên đầu ta như một sứ giả nhà trời có cánh, cưỡi những áng mây lững lờ lướt nhẹ trên không trung, khiến những kẻ trần tục phải cố ngước mắt lên mà chiêm ngưỡng!
Giu-li-ét: Ôi, Rô-mê-ô, chàng Rô-mê-ô! Sao chàng lại là Rô-mê-ô nhỉ? Chàng hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ của chàng đi! Hoặc nếu không thì chàng hãy thề là yêu em đi; em sẽ không còn là con cháu nhà Ca-piu-lét nữa!
Rô-mê-ô (nói một mình): Mình cứ lắng nghe thêm nữa hay lên tiếng nhỉ?
Giu-li-ét: Chỉ có tên họ chàng là thù địch với em thôi. Nếu chẳng phải là người dòng họ Môn-ta-ghiu thì chàng cũng vẫn là chàng… Chàng ơi, hãy mang tên họ nào khác đi! Cái tên nó có nghĩa gì đâu! Bông hồng kia, giá chúng ta gọi nó bằng một tên khác thì hương thơm cũng vẫn ngọt ngào. Vậy nếu chàng Rô-mê-ô chẳng mang tên Rô-mê-ô nữa thì mười phân chàng cũng vẫn vẹn mười. Rô-mê-ô chàng ơi, chàng hãy vứt bỏ tên họ của chàng đi! Chàng hãy đem tên họ ấy, nó đâu phải là xương thịt của chàng, đổi lấy cả em đây!
Rô-mê-ô (nói to) : Đúng là miệng nàng nói đấy nhé! Chỉ cần nàng gọi tôi là người yêu, tôi sẽ thay tên đổi họ. Từ nay, tôi sẽ không còn là Rô-mê-ô nữa!
Giu-li-ét: Rô-mê-ô chàng ơi! Sao chàng lại vào được chốn này và vào làm gì thế? Tường vườn này cao, rất khó vượt qua và sẽ là nơi tử địa nếu chàng bị người nhà em bắt gặp nơi đây.
Rô-mê-ô : Tôi vượt được tường cao là nhờ đôi cánh nhẹ nhàng của tình yêu. Mấy bức tường đá làm ngăn sao được tình yêu?! Mà cái gì tình yêu có thể làm là tình yêu dám làm. Vậy người nhà em ngăn sao nổi tôi?!
Giu-li-ét: Chàng ơi, em lo sợ quá! Nếu bắt gặp, họ sẽ giết chết chàng!
Rô-mê-ô : Giu-li-ét nàng ơi! Ánh mắt của nàng còn nguy hiểm cho tôi hơn hai chục lưỡi kiếm của họ. Nàng hãy nhìn tôi âu yếm là tôi chẳng ngại gì lòng hận thù của họ nữa đâu!.
Giu-li-ét: Em chẳng đời nào muốn họ bắt gặp chàng, Rô-mê-ô ạ! Chàng hãy mau mau rời khỏi nơi này! Chúng ta sẽ gặp nhau sau nhé chàng!
Xem thêm bài viết khác
- Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân được hoa, mùa thu được quả.
- Viết một bài phóng sự về tệ nạn cờ bạc ở địa phương em
- Viết về người trí thức nghèo và người nông dân cùng khổ, Nam Cao thường trăn trở day dứt nhất về vấn đề gì?
- Hãy theo dõi một buổi phỏng vấn trên truyền hình (hoặc đài phát thanh, báo chí) và nhận xét xem:
- Gỉa sử anh (chị) muốn được vào làm việc ở một nơi mà mình yêu thích. Nhà tuyển dụng tiến hành phỏng vấn có nêu ra câu hỏi: Bạn có thể nói tôi nghe về nhược điểm lớn nhất của mình không? Anh (chị) sẽ trả lời thế nào để ai cũng phải thừa nhận mình trung
- Theo anh/chị, bút pháp kí sự của tác giả có gì đặc sắc? Phân tích những chi tiết đặc sắc đó
- Trên báo còn có các thể loại: quảng cáo, phóng sự điều tra. Hai thể loại này, có gì giống và khác với bản tin?
- Nội dung chính bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát
- Hãy phân tích về cách cảm nhận phong cảnh thiên nhiên của người xưa
- Soạn văn bài: Lẽ ghét thương (Trích Truyện Lục Vân Tiên)
- Anh/chị có nhận xét gì về không gian trong Câu cá mùa thu qua các chuyển động, màu sắc, hình ảnh, âm thanh? Không gian trong Câu cá mùa thu góp phần diễn tả tâm trạng như thế nào?
- Lời “chửi” trong hai câu thơ cuối là lời của ai, có ý nghĩa gì?