Nội dung chính bài: Bố cục của văn bản

4 lượt xem

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Trường từ vựng". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 1

Bài làm:


Nội dung bài gồm:

Back to top

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.

  • Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề. Văn bản thường có bố cục ba phần: Mở bài, thân bài và kết bài:
    • Phần Mở bài có nhiệm vụ nêu ra chủ đề của văn bản.
    • Phần Thân bài thường có một số đoạn nhỏ trình bày các khía cạnh của chủ đề.
    • Phần Kết bài tổng kết chủ đề của văn bản.

Back to top

B. Nội dung chính cụ thể

1. Bố cục của văn bản

Một văn bản bất kỳ không thể viết một cách tùy ý về mặt nội dung và bố cục trình bày. Bố cục văn bản là cách sắp xếp, bố trí các thành phần nội dung theo một trình tự, hệ thống một cách rõ ràng, rành mạch và hợp lý. Trong bất kỳ một văn bản nào thì bố cục cũng đều chia thành 3 phần chính gồm: mở bài, thân bài và kết luận.

Vai trò của bố cục:

  • Giúp người viết trình bày được vấn đề một cách rành mạch, rõ ràng và chi tiết nhất.
  • Tác giả có thể sắp xếp nội dung theo thời gian, diễn biến câu chuyện hợp lý.
  • Giúp người đọc hiểu rõ nội dung mà mình đang đọc.
  • Tạo nên tính nghệ thuật và sự thuyết phục cho văn bản.

2. Cách bố trí sắp xếp phần thân bài của văn bản.

Một văn bản rõ ràng và mạch lạc thường có 3 phần chính gồm: mở bài, thân bài và kết bài.

  • Phần mở bài: Giới thiệu nội dung tổng quát về câu chuyện, thông tin về tác giả, nhân vật chính hay sự vật, sự việc chính.
  • Phần thân bài: Từ những nội dung đã giới thiệu từ phần mở bài, phần thân bài chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích, mô tả nội dung đó. Từ đó giải quyết những nhiệm vụ đã đặt ra, đây là phần quan trọng nhất trong bố cục văn bản vì vậy câu từ, cách sử dụng các loại động từ, danh từ, tính từ nên lựa chọn phù hợp với mục đích và nội dung văn bản. Người dùng có hiểu được vấn đề bạn trình bày hay không phụ thuộc vào phần thân bài này.
  • Phần kết bài: Khẳng định những nội dung đã phân tích ở phần thân bài và đưa ra kết luận chung cho toàn bộ văn bản. Phần kết luận nên viết ngắn gọn, xúc tích.

VD: Giải thích câu tục ngữ:" Lá lành đùm lá rách"

MB: Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách".

TB:

1. Giải thích câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách”

  • Nghĩa đen: khi dùng chiếc lá này rách, ta có thể dùng lá lành hơn đùm lá rách lại.
  • Nghĩa bóng: "lá lành” là người có cuộc sống giàu có, thuận lợi và yên ổn, còn "lá rách” là người có cuộc sống nghèo khó, khổ cực và khó khăn.
  • Câu tục ngữ muốn khuyên ta nên yêu thương con người, đùm bọc họ khi họ khó khăn, gian khổ.

2. Đánh giá về câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách”

  • Nhắc nhở chúng ta không nên chê bai, ghẻ lạnh đối với những người khó khăn, mà chúng ta nên yêu thương, giúp đỡ học khi học gặp khó khăn, đó mới là điều tốt đẹp.
  • Trong cuộc sống luôn tồn tại nhiều hoàn cảnh khó khăn, chính vì thế mà chúng ta nên giúp đỡ họ
  • Lòng thương người, nhân ái của mỗi con người đều có, vậy mà ta hãy nên giúp đỡ mọi người xung quanh gặp khó khăn
  • "Lá lành đùm lá rách” là một hình động rất cần thiết trong xã hội hiện nay.

3. Bình luận về câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách”

  • Đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta
  • Khi chúng ta giúp đỡ người khác thì tâm hồn ta sẽ trở nên thanh thản và yêu đời hơn

KB: Mỗi người chúng ta nên học hỏi và phát huy được truyền thống quý báu của dân tộc để từ đó phát huy mạnh mẽ được giá trị và truyền thống của dân tộc ta, những truyền thống cao cả và cần thiết trong một xã hội hiện đại ngày nay, câu tục ngữ này đã để lại những bài học vô cùng quý giá và cần thiết ở mỗi con người.

Back to top

Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội