Nội dung chính bài: Dấu ngoặc kép
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Dấu ngoặc kép". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 1
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
Dấu ngoặc kép dùng để:
- Đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
- Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt có hàm ý mỉa mai.
- Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn.
B. Nội dung chính cụ thể
1. Khái niệm:
Dấu ngoặc kép (") còn được gọi là dấu trích dẫn, một loại dấu câu được sử dụng theo cặp gồm hai dấu ngoặc đơn (') đứng liền kề nhau và thường được hiểu chung là một dấu duy nhất (") trong các hệ thống chữ viết khác nhau để đánh dấu bắt đầu và kết thúc của phần trích dẫn lời nói trực tiếp, câu nói được trích dẫn hoặc cụm từ đặc biệt. Cặp dấu này thường bao gồm một dấu ngoặc kép mở và dấu ngoặc kép đóng khi trích dẫn tương ứng bắt đầu và kết thú câu trích dẫn
Nếu lời nói trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép ta phải thêm dấu hai chấm.
2. Công dụng:
- Thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó.
- VD: Bác nói : " Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. "
- Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật
- VD: Minh nghĩ:" Nhất định kì thi này mình sẽ đạt điểmc ao"
- Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.
- VD: Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. (Ngô Tất Tô)
Xem thêm bài viết khác
- Viết một đoạn văn trình bày cảm nghĩ của em về cô bé bán diêm trong truyện Cô bé bán diêm
- Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng phép nói quá.
- Tìm một số từ ngữ của tầng lớp học sinh hoặc của tầng lớp xã hội khác mà em biết và giải thích nghía của các từ ngữ đó (cho ví dụ minh hoạ)
- Giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Muốn làm thằng Cuội
- Giá trị nội dung và nghệ thuật truyện ngắn Lão Hạc Nội dung và nghệ thuật truyện ngắn Lão Hạc
- Nội dung chính bài: Từ tượng hình, từ tượng thanh
- Soạn văn bài: Chiếc lá cuối cùng
- Hãy đặt tên trường từ vựng cho mỗi dãy từ sau: lưới, nơm, câu, vó
- Viết một đoạn văn hoặc làm một bài thơ có dùng biện pháp nói quá
- Chứng minh truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen-ri, qua trích đoạn này được kết thúc trên cơ sở hai sự kiện bất ngờ đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần, gây hứng thú cho bạn đọc.
- Soạn văn bài: Từ tượng hình, từ tượng thanh
- Bài viết đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào để nêu bật lên tác hại của việc hút thuốc lá?