Có nhà nghiên cứu nhận định Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng. Nên hiểu như thế nào về nhận định đó? Qua đoạn trích Trong lòng mẹ, em hãy chứng minh nhận định trên
Câu 5* (Trang 20 – SGK) Có nhà nghiên cứu nhận định Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng. Nên hiểu như thế nào về nhận định đó? Qua đoạn trích Trong lòng mẹ, em hãy chứng minh nhận định trên.
Bài làm:
- Thế giới nhân vật trong tác phẩm của Nguyên Hồng được nhắc đến nhiều đó là phụ nữ và nhi đồng, những nhân vật đại diện cho tiếng nói yếu ớt, nhỏ bé trong xã hội đương thời.
- Nhà văn thấu hiểu những nỗi vất vả, khổ cực mà người phụ nữ và nhi đồng phải chịu đựng từ những tư tưởng xã hội phong kiến để lại. Đồng thời ông trân trọng vẻ đẹp tâm hồn ngây thơ trong sáng của trẻ em và những đức tính cao quý của người phụ nữ .
- Trong lòng mẹ là một đoạn trích ngắn gọn gồm ba nhân vật: hai người phụ nữ và một cậu bé. Ba nhân vật khác nhau về tính cách nhưng đều đã hiện lên sinh động và đầy ấn tượng dưới ngòi bút của Nguyên Hồng. Đoạn trích đã thể hiện rõ tâm trạng và tính cách của ba nhân vật. Người cô đại diện cho những hủ túc phong kiến còn tồn tại, miệt thị và mỉa mai người chị dâu lâm vào tình cảnh khổ cực; mẹ chú bé Hồng - hình ảnh của những người phụ nữ vất vả mưu sinh, chịu nhiều điều tiếng tủi nhục. Hồng là cậu bé sớm phải chịu đựng những mất mát gia đình, sống trong cảnh thiếu thốn tình cảm. Điều đó chứng tỏ sự am hiểu, cảm thông sâu sắc của nhà văn về phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là sự nắm bắt tính cách và tâm lý nhân vật.
Xem thêm bài viết khác
- Viết đoạn văn kêu gọi mọi người chống lại ôn dịch, thuốc lá
- Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ Gọi dạ bảo vâng.
- Soạn văn bài: Nói quá
- Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn này. Sức cuốn hút của tác phẩm, theo em, được tạo nên từ đâu?
- Soạn văn bài: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
- Viết một đoạn văn hoặc làm một bài thơ có dùng biện pháp nói quá
- Lập ý và dàn ý cho đề bài: "Giới thiệu chiếc nón lá Việt Nam".
- Soạn văn 8 bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I
- Ôn lại những kiến thức đã học về thể thất ngôn bát cú Đường luật, em hãy nhận dạng thể thơ của bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác về các phương diện số câu, số chữ, cách gieo vần.
- So sánh ngôn ngữ và giọng điệu ở bài thơ này với bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan (đã học ở lớp 7)
- Nội dung chính bài Trong lòng mẹ
- Viết đoạn văn giới thiệu về tác giả Ai-ma-tốp và truyện ngắn Hai cây phong