Nội dung chính bài: Tình thái từ
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Tình thái từ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 1
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
- Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.
- Tình thái từ gồm một số loại đáng chú ý như sau:
- Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ, chăng...
- Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với...
- Tình thái từ cảm thán: thay, sao...
- Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ, mà...
B. Nội dung chính cụ thể
1. Tình thái từ là?
Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán nhằm biểu thị sắc thái, tình cảm của người nói.
Ví dụ 1:Con chó của cháu nó mua đấy chứ!
Tình thái từ trong câu trên là “chứ”
Ví dụ 2: Con nín đi!
“Con nín” đây là câu trần thuật. Nhưng khi thêm từ “ đi ” vào phía sau thì trở thành câu cảm thán.
2. Chức năng của tình thái từ
Nó có 2 chức năng chính gồm:
Chức năng cấu tạo câu mục đích nói được chia làm 3 loại gồm:
- Chức năng cấu tạo câu nghi vấn: gồm các từ như “ hả, hử, à, hừ, chăng”
- VD: Cậu cầm cuốn sách của mình à?
- Chức năng cấu tạo câu cầu khiến: Có các từ để nhận biết như “ đi, nào, thôi, nhé, nghe”.
- Ví dụ: xin hãy giúp tôi đi!
- Chức năng cấu tạo câu cảm thán: Có các từ như “ Thay, sao, thật”.
- VD: Đẹp thật!
- Chức năng biểu thị sắc thái tình cảm: Gồm các từ như “ à, a, nhé, cơ mà…”
- VD: Ông đã bảo cháu rồi mà.
Xem thêm bài viết khác
- Trong đoạn thơ sau, tác giả đã chuyển các từ in đậm từ trường từ vựng nào sang trường từ vựng nào: Ruộng rẫy là chiến trường/Cuốc cày là vũ khí/Nhà nông là chiến sĩ/Hậu phương thi đua với tiền phương
- Vì sao tác giả lại giả định “Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi” trước khi nêu lên những tác hại về phương diện xã hội của thuốc lá?
- Để chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, có bạn dự định sắp xếp trong phần Thân bài các ý sau. Theo em, cách sắp trên đã hợp lí chưa?
- Phân biệt biện pháp tu từ nói quá với nói khoác
- Nội dung chính bài Hai chữ nước nhà
- Soạn văn bài: Hai chữ nước nhà
- Ôn lại những kiến thức đã học về thể thất ngôn bát cú Đường luật, em hãy nhận dạng thể thơ của bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác về các phương diện số câu, số chữ, cách gieo vần.
- Soạn văn bài: Trợ từ, thán từ
- Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng, với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã “Xui người nông dân nổi loạn”. Em hiểu thế nào về nhận xét đó? Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ, hãy làm sáng rõ ý kiến của Nguyễn Tuân
- Cảm nhận về nhân vật Xiu và Giôn-xi trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng
- Cho chủ đề: “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo” (Vũ Ngọc Phan). Hãy viết một số đoạn văn ngắn với chủ đề này và cho biết em đã sử dụng phương tiện liên kết đoạn như thế nào?
- Tìm những từ ngữ có nghĩa rộng so với nghĩa của các từ ngữ ở mỗi nhóm sau: xăng, dầu hỏa, (khí) ga, ma dút, củi, than.