Nội dung chính bài Muốn làm thằng Cuội
Câu 5: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Muốn làm thằng Cuội"
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Giới thiệu chung
- Tác giả: Tản Đà (1889-1939) tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu, quê ở làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây (nay là huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây). Thơ ông tràn đầy cảm xúc lãng mạn, lại rất đậm đà bản sắc dân tộc và có những tìm tòi, sáng tạo mới mẻ trong sáng tác.
- Bài thơ:
- Xuất xứ: nằm trong quyển “Khối tình con I”, xuất bản năm 1917. (Thằng Cuội: nhân vật ở trên cung trăng, theo truyền thuyết dân gian).
- Nội dung chính: là tâm sự của một con người bất hòa sâu sắc với thực tại tầm thường, xấu xa, muốn thoát li bằng mộng tưởng lên cung trăng để bầu bạn với chị Hằng. Sức hấp dẫn của bài thơ là ở hồn thơ lãng mạn pha chút ngông nghênh đáng yêu và ở những tìm tòi đổi mới thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật cổ điển.
2. Phân tích bài thơ
a. Hai câu thơ đầu:
Đêm thu buồn ... chị Hằng ơi!
Trần thế ....chán nửa rồi.
- Lời tâm sự của tác giả với chị Hằng vào đêm trăng mùa thu:
- “Chán nửa”: trong sâu thẳm vẫn tha thiết yêu cuộc sống
- Xưng hô: chị- em (nhún nhường mà bất trị- ngông)
- Âm điệu trầm buồn, câu cảm.
- Tâm trạng buồn chán cuộc sống trần thế không có niềm vui nào cho con người. Đó là nỗi ưu thời mẫn thế trước sự tồn vong của đất nước, của dân tộc, là nỗi đau nhân sinh trước những cảnh đời éo le, là nỗi cô đơn bế tắc của nhà thơ
=> Biểu cảm trực tiếp, giọng thơ như lời than thở nhấn mạnh tâm trạng buồn sầu da diết, không nguội, niềm bất hoà sâu sắc với xã hội
b. Bốn câu thơ giữa:
“ Cung quế đã ai ngồi đó chửa?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi.
Có bầu có bạn can chi tủi,
Cùng gió cùng mây thế mới vui”
- Ước muốn của Tản Đà:
- Muốn lên cung trăng.
- Muốn làm thằng Cuội.
- Muốn làm bạn tri âm với chị Hằng.
- Niềm mong muốn được vui trong cảnh bầu bạn, thả hồn cùng mây gió
⇒ Đó chỉ là ước muốn xa rời trần thế, khao khát thoát li trần thế, xa rời cõi trần tục bon chen, xô bồ
c. Hai câu thơ kết:
- Ý nghĩa của cái cười
- Vừa thoả mãn vì đã đạt được khát vọng…
- Vừa thể hiện sự mỉa mai, khinh bỉ cõi trần gian…
B. Phân tích chi tiết nội dung bài học
1. Hai câu thơ đầu:
- Hai câu thơ đầu này là tiếng than và lời tâm sự của Tản Đà với chị Hằng trong một đêm thu. Tác giả đem nỗi buồn ấy tâm sự với một người bạn rất đặc biệt chị Hằng – khoảng cách xa vời nhưng có lẽ đó là người bạn cùng chung nỗi niềm cô đơn với tác giả.
- Trong văn học, “ngông” là biểu hiện của ngòi bút có cá tính mạnh mẽ, không chịu gò ép mình trong khuôn khổ chật hẹp của lễ nghi, lề thói thông thường.. Cái ngông của tác giả dần được bộc lộ khi ông gọi chị hằng là chị, tìm đến với chị Hằng , một chút khép mình xưng “em” rất ngọt! Dường như đã quá mỏi mệt với những muộn phiền của trần thế nên giọng điệu trở nên đầy buồn chán. Cái buồn cố hữu của mùa thu khiến nhà thơ buồn hay khi đối diện với trăng sáng con người cảm thấy cô đơn, lẻ loi? Ông thốt lên lời tha thiết nhắn nhủ “chị Hằng ơi!”. Nhưng câu thơ thứ hai lại có sự mâu thuẫn, khi kiểu “chán nửa vời” với “trần thế” chứ không phải “chán hết rồi”. Vẫn có một sự thiết tha với cõi đời.
2. Bốn câu thơ giữa:
- Cặp câu 3- 4: Lời hỏi thăm dò: cung trăng đã có ai ở đó chưa. Từ đó thể hiện một lời cầu xin được chị Hằng thả một “cành đa” xuống “nhắc” lên chơi. Trong cõi trần, tác giả luôn cảm thấy buồn vì sự cô đơn, trống vắng. Ông khắc khoải đi tìm những tâm hồn tri âm, tri kỉ. Ước mơ thoát khỏi cuộc sống tù túng, buồn chán hiện tại nơi trần thế để đến với một không gian mộng tưởng. Nơi có một tâm hồn hồn cô đơn, đồng điệu với mình trên bầu trời. Sự gặp gỡ hội ngộ biến từ tủi phận thương thân thành niềm vui phơi phới cùng nhau bay lượn với gió, với mây một hồn thơ thật lãng mạn bay bổng.
- Cặp câu 5- 6 thể hiện khát vọng thoát li trần thế, xa lánh được cái “cõi trần nhem nhuốc”; được sánh vai bầu bạn cùng người đẹp Hằng Nga và thiên nhiên mây gió của Tản Đà, xa lánh được cái “cõi trần nhem nhuốc” mà ông chán ghét.
3. Hai câu thơ kết:
- Bài thơ được mở đầu bằng lời than “buồn lắm”, kết lại bằng nụ cười đêm rằm tháng Tám. Niềm vui thay thế nỗi buồn khi những tấm lòng tri kỷ đã gặp gỡ được nhau. “Cười” ở đây có thể có cả hai ý nghĩa: vừa thoả mãn vì đã đạt được khát vọng thoát li trần thế, vừa thể hiện sự mỉa mai khinh bỉ cái cõi trần gian đáng chán ghét. Đó chính là đỉnh cao của hồn thơ lãng mạn và “ngông” của Tản Đà.
4. Tổng kết
- Nội dung: Bộc lộ tâm sự của tác giả về nỗi buồn nhân thế do bất hòa sâu sắc với thực tại tầm thường, xấu xa. Qua đó, thể hiện khát vọng muốn thoát li bằng mộng tưởng lên cung trăng để bầu bạn với chị Hằng.
- Nghệ thuật:
- Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật, ngôn ngữ dân dã
- Hồn thơ lãng mạn, pha chút ngông nghênh đáng yêu.
- Giọng thơ hóm hỉnh, kết hợp giữa tự sự và trữ tình.
- Sử dụng câu hỏi tu từ, câu cầu khiến, điệp từ, nhân hóa đã thể hiện rõ hơn tâm trạng của nhà thơ
Xem thêm bài viết khác
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Bài toán dân số
- Soạn văn bài: Hai cây phong
- Nhiều người đã nhận xét một cách xác đáng rằng, Tản Đà là một hồn thơ “ngông”. Em hiểu "ngông” nghĩa là gì? Hãy phân tích cái “ngông” của Tản Đà trong ước muốn được làm thằng Cuội
- Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong những câu ghép dưới đây và cho biết mỗi vế câu biêu thị ý nghĩa gì trong mối quan hệ ấy
- Soạn văn bài: Câu ghép (tiếp theo)
- Nội dung chính bài: Dấu ngoặc kép
- Viết đoạn văn giới thiệu về tác giả Ai-ma-tốp và truyện ngắn Hai cây phong
- Soạn văn bài: Nói quá
- Giá trị nội dung và nghệ thuật truyện ngắn Tôi đi học
- Chép các đoạn văn sau vào vở bài tập rồi chọn các từ ngữ hoặc câu thích hợp (cho trong ngoặc đơn) điền vào chỗ trống /.../ để làm phương tiện liên kết đoạn văn
- Văn bản này đem lại cho em những hiểu biết gì?
- Tìm một số từ ngữ địa phương nơi em ở hoặc ở vùng khác mà em biết. Nêu từ ngữ toàn dân tương ứng