Nội dung chính bài Cảnh ngày xuân
Câu 4: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Cảnh ngày xuân "
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Giới thiệu chung
- Tác giả: Nguyễn Du (1765 – 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều biến cố thăng trầm nhưng chính hoàn cảnh ấy tạo cho ông vốn sống phong phú, tâm hồn sâu sắc.
- Đoạn trích: nằm ở phần I của tác phẩm: Gặp gỡ và đính ước. Sau khi tả chân dung hai chị em Thuý Kiều, đoạn này tả cảnh ngày xuân trong tiết thanh minh và cảnh du xuân của 2 chị em Kiều
2. Phân tích văn bản
a. Vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân (4 câu đầu)
Thời gian, không gian mùa xuân:
- Con én đưa thoi
- Thiều quang chín chục, đã ngoài sáu mươi.
⇒ Vừa tả cảnh vừa ngụ ý thời gian trôi qua mau
- “Cỏ non xanh tận chân trời”: không gian khoáng đạt, giàu sức sống
- Cành lê trắng: gợi sự thanh khiết, trong trẻo.
b. Cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh (8 câu tiếp theo):
Ở hai câu thơ đầu, tác giả đã giới thiệu khái quát về hai hoạt động chính của mùa xuân: Lễ tảo mộ và hội đạp thanh trong tiết tháng ba mùa xuân
- Hình ảnh ẩn dụ: “nô nức yến anh” gợi lên hình ảnh từng đoàn người nhộn nhịp đi du xuân như chim én, chim oanh xôn xao, náo nức, tình tứ
- Hình ảnh so sánh: “Ngựa xe như nước; áo quần như nêm" miêu tả những đoàn người trong hội xuân rất nhộn nhịp; từng đoàn, từng đoàn người chen vai ních cánh đi trẩy hội, đông vui, rộn ràng.
=> Gợi lên không khí lễ hội thật rộn ràng, náo nức, vui tươi & những nghi thức trang nghiêm mang tính truyền thống của người Việt.
c. Cảnh chị em Thúy Kiều ra về
- Nắng nhạt: tà tà bóng ngả về tây
- Bước chân người thơ thẩn ra về
=> Hội đã hết, ngày đã tàn, cảnh chuyển động nhẹ nhàng, thanh dịu, nên thơ, vắng lặng, không khí nhộn nhịp, rộn ràng của lễ hội không còn nữa, tất cả đang nhạt dần, lặng dần.
- Nao nao dòng nước uốn quanh
- Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh
=> Không gian êm đềm, vắng lặng, gợi sự lắng xuống nhẹ nhàng
=>Gợi lên không khí lễ hội thật rộn ràng, náo nức, vui tươi & những nghi thức trang nghiêm mang tính truyền thống của người Việt.
B. Phân tích chi tiết nội dung bài học
1. Vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân
- Hai câu thơ đầu vừa nói thời gian vừa gợi không gian. Ngày xuân thấm thoắt trôi mau, tiết trời đã bước sang tháng ba, trong tháng cuối cùng của mùa xuân, những cánh én vẫn rộn ràng bay liệng như thoi đưa giữa bầu trời trong sáng.
- Hai câu tiếp theo là khung cảnh thiên nhiên mùa xuân:
- Thảm cỏ non ( xanh non ) trải rộng tới chân trời là gam màu nền cho bức tranh xuân -> khoáng đạt mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống, trong trẻo, thanh khiết, có hồn.
- Trên nền màu xanh non ấy điểm xuyết vài bông hoa lê trắng, nhẹ nhàng, thanh khiết... Tác giả đã sử dụng từ ngữ giàu sức gợi tả, giàu tính tạo hình và rất chuẩn xác -> chọn hình ảnh đặc trưng cho mùa xuân - Từ “điểm” làm cho cảnh vật có hồn, không tĩnh tại.
=> Màu sắc có sự hài hoà tuyệt diệu. Chỉ bằng bốn câu thơ ngắn gọn nhưng dưới ngòi bút và cách miêu tả thần tình, Nguyễn Du đã tạo nên một bức tranh xuân tinh khôi, trong trẻo, thanh khiết và giàu sức sống, mang đậm hơi thở của hồn xuân đất Việt.
2. Cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh
- Ở những câu thơ tiếp của bài thơ tái hiện phong tục tảo mộ và lễ hội đạp thanh. Đi tảo mộ là đi sửa sang, thắp hương để tưởng nhớ người đã khuất, Còn "hội đạp thanh"là cuộc du xuân là cuộc vui chơi trên đồng cỏ xanh của những trai tài, gái sắc, nam thanh nữ tú, hội đạp thanh còn là cuộc sống hiện tại và có thể tìm đến những sợi tơ hồng cho mai sau.
- Ở bốn câu thơ tiếp theo, tác giả đã gợi tả không khí lễ hội bằng một loạt các từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm như từ láy "nô nức”, "dập dìu""sắm sửa"và từ ghép, từ Hán Việt: “tài tử”, "giai nhân”, “bộ hành”, “ngựa xe""gần xa”, "yến anh" kết hợp với các biện pháp nghệ thuật như ẩn dụ, so sánh đã khắc họa thật sinh động cảnh đông vui, tưng bừng, náo nhiệt đang diễn ra ở khắp nơi nơi mọi miền đất nước.
3. Cảnh chị em Thúy Kiều ra về
Bằng nghệ thuật "tả cảnh ngụ tình", sáu câu cuối gợi tả cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về:
- Cảnh vẫn mang cái dịu nhẹ, êm đềm của ngày xuân nhưng bóng dương đã “tà tà ngả về tây”. Nhịp thơ chậm rãi như bước chân nhè nhẹ như nỗi lòng man mác lưu luyến của con người khi hội đã tan. Cảnh vẫn thanh vẫn nhẹ nhưng tất cả đều chuyển động từ từ. Mặt trời ngả bóng dần về tây bước chân của con người thì “thơ thẩn”, dòng nước uốn lượn nhẹ nhàng. Nhưng không còn cái không khí rộn ràng của lễ hội nữa.
- Những từ láy: “tà tà”, “thanh thanh”, “nao nao"không chỉ gợi tả sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người. Từ “nao nao" như nhuốm màu tâm trạng lên cảnh vật. Đó là cảm giác bâng khuâng xao xuyến, thấm đượm một nỗi buồn man mác dịu nhẹ...
4. Tổng kết
- Nghệ thuật:
- Sử dụng ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, diễn tả tinh tế tâm trạng nhân vật.
- Miêu tả theo trình tự thời gian cuộc du xuân của chị em Thuý Kiều.
- Nội dung: Đoạn thơ Cảnh ngày xuân là bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng.
- Ý nghĩa:
- Cảnh ngày xuân" là đoạn trích miêu tả bức tranh mùa xuân tươi đẹp qua ngôn ngữ và bút pháp nghệ thuật giàu tính chất tạo hình của Nguyễn Du.
Xem thêm bài viết khác
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Đoàn thuyền đánh cá
- Viết đoạn truyện kể về cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai cha con ông Sáu theo lời hồi tưởng của một nhân vật ông Sáu
- Nội dung chính bài Cảnh ngày xuân
- Hãy tìm trong bài thơ những chi tiết, hình ảnh biểu hiện tình đồng chí, đồng đội làm nên sức mạnh tinh thần của những người lính cách mạng. Phân tích ý nghĩa, giá trị của những chi tiết, hình ảnh đó
- Nội dung chính bài: Người kể chuyện trong văn bản tự sự
- Nêu nhận xét về nghệ thuật trần thuật của đoạn trích này
- Cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật “tôi” khi trên đựờng về quê và lúc rời quê ra đi có gì giống và khác nhau?
- Soạn văn bài: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
- Nội dung chính bài: Các phương châm hội thoại
- Soạn văn bài: Chị em Thúy Kiều
- Trong truyện, có mấy nhân vật chính? Nhân vật nào là nhân vật trung tâm? Vì sao?
- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật ông Hai của tác giả