Nội dung chính bài: Câu phủ định
4 lượt xem
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Câu phủ định". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 2
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
- Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như : không, chẳng, chả, chưa, không phải (là), chẳng phải (là), đâu có phải (là), đâu (có),...
- Câu phủ định dùng để: Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (câu phủ định miêu tả).
- Phản bác một ý kiến, một nhận định (câu phủ định bác bỏ).
B. Nội dung chính cụ thể
1. Đặc điểm hình thức
- Câu phủ định là loại câu có nghĩa phản bác, không đồng ý, phản đối một ý kiến, sự việc, câu chuyện nào đó. Ở đây nó chỉ mang nghĩa là phủ định với ý kiến người khác đưa ra, không xác định ý kiến mình phụ định có thật chính xác không.
- Câu phủ định cụng có đặc điểm hình thức riêng của mình. Đó là việc câu phủ định thường dùng các từ ngữ phủ định. Ví dụ :
- không, không phải, không phải là,...
- chưa, chẳng, chả, chẳng phải, chả phải,..
- đâu phải, đâu có phải,...
- Ví dụ:
- Bài toán này không khó.
- Nó đọc không phải báo mà là truyện.
- Nó về nhà không phải ngày hôm qua.
2. Chức năng:
- Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó. Ta còn gọi đây là câu phủ định miêu tả. Đây là loại câu đưa ra một nhận định, một ý kiến nào đó cho nên có thể xuất hiện ở phần đầu hoặc mở đầu một văn bản. Ví dụ :
- Nam chưa đi Huế
- Nam cũng chẳng đi Hà Nội.
- Bác bỏ một ý kiến, một nhận định. Ta còn gọi đây là câu phủ định bác bỏ. Ví dụ :
- Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn.
- Đâu có, nó bè bè như cái quạt thóc.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn bài: Viết bài tập làm văn số 5 Văn thuyết minh (làm ở nhà)
- Soạn văn 8 bài: Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt trang 130 sgk
- Phân tích lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn qua đoạn văn tác giả tự nói lên nỗi lòng mình
- Phân tích hai khổ khổ đầu của bài thơ Nhớ rừng
- Phân tích tâm trạng người tù chiến sĩ được thể hiện ở 4 câu cuối
- Chứng minh Nước Đại Việt ta là bản tuyên ngôn độc lập bất hủ (trích Bình Ngô đại cáo)
- Viết một đoạn văn ngắn (7 – 10 câu) có sử dụng câu cảm thán và câu phủ định
- Hãy nêu hai tình huống thường gặp trong cuộc sống mà em cho là phải làm văn bản tường trình (không lặp lại tình huống đã có trong sách giáo khoa).
- Nội dung chính bài: Câu nghi vấn (tiếp theo)
- Trong hai câu thơ cuối của bài thơ chữ Hán, sự sắp xếp vị trí các từ nhân (và thi gia), song, nguyệt ( và minh nguyệt) có gì đáng chú ý
- Hãy cho biết các câu trong những đoạn trích sau có phải đều là câu cảm thán không? Vì sao
- Hãy chỉ ra cách đặt vấn đề, các cách đọc và đặc biệt là nội dung và hiệu quả của phương pháp đọc nhanh được nêu trong bài