Nội dung chính bài Đi đường (Tẩu lộ)

  • 1 Đánh giá

Câu 3: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Đi đường" (Tẩu lộ)

Bài làm:


Nội dung bài gồm:

Back to top

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Giới thiệu chung

  • Tác giả: Hồ Chí Minh (1890 – 1969), tại làng Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An. Bác không chủ tâm làm thơ văn nhưng vì để phục vụ cho cách mạng và yêu thơ văn cho nên Bác đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị.
  • Bài thơ:
    • Hoàn cảnh ra đời: ra đời trong thời gian Bác Hồ bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giữ ( từ tháng 8/1942 → tháng 9/1943) tại Quảng Tây -TQ
    • Nằm trong tập "Nhật kí trong tù" bằng chữ Hán gồm 133 bài (cùng với bài ngắm trăng tròn bài trước), tập thơ cho thấy rõ tâm hồn cao đẹp, ý chí cách mạng phi thường và tà năng thi ca xuất sắc của Người.

2. Phân tích bài thơ

Câu 1:

Đi đường mới biết gian lao

(Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan)

  • “Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan”: Có đi đường mới biết đường khó đi: Đây không phải sự miêu tả con đường đơn thuần mà nhằm gợi lên những suy ngẫm sâu sắc

=> Lời thơ giản dị chân thực nhưng mang nặng suy tư nói lên nỗi gian lao khổ cực của người đi đường (đi giải lao). Câu thơ như sự đúc rút trải nghiệm thực tế.

Câu 2:

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng

(Trùng san chi ngoại hiệu trường san).

  • Điệp ngữ, phụ từ -> nhấn mạnh, khẳng định con đường Bác phải trải qua đầy khó khăn gian khổ, những dãy núi cứ nối tiếp trùng điệp tưởng chừng như không dứt.

=> Hai câu thơ là suy ngẫm về nỗi gian lao của người đi đường.

Câu 3:

Núi cao lên đến tận cùng

  • Mạch thơ chuyển, mọi gian lao đều kết thúc khi người đi đường leo lên đến đỉnh núi cao chót, đi đến đích. Bao nhiêu núi non trùng điệp và khó khăn chồng chất đều đã vượt qua. Người đi đường cuối cùng đã lên đến đỉnh cao -> đó là quy luật của tự nhiên.
  • Thấy rõ tứ thơ cổ điển “đăng cao” cùng phong hái ung dung chiếm lĩnh cảnh vật, hòa mình vào vũ trụ bao la, rộng lớn

=> Có trải qua gian khổ thì mới tới đích, càng gian khổ thì càng gần tới đích hơn

Câu 4:

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non

(Vạn lí dư đồ cố miện gian)

  • "Vạn lí dư đồ cố miện gian”: Lúc này người đi đường như một du khách ung dung say sưa ngắm nhìn lại khung cảnh thiên nhiên bao la, ngắm lại những gì mình đã trải qua => Con người làm chủ thiên nhiên, đất trời
  • Niềm vui sướng đặc biệt, bất ngờ của người đã trèo qua bao dãy núi vô vàn gian lao -> một phong thái ung dung làm chủ thiên nhiên đất trời.

Back to top

B. Phân tích chi tiết nội dung bài học

a. Hành trình đi đường gian nao

Câu 1:

  • Câu thơ như một triết lí của con người từng trải. Có đi đường, có trải qua những khó khăn vất vả trên những chặng đường mới thấm thía được nỗi gian nan, mới biết gian khổ là gì. Bài học này không có gì là mới lạ nhưng phải bằng chính những thử thách, trải nghiệm của bản thân mới có sự nhận thức sâu sắc được như vậy.

Câu 2:

  • Điệp từ “trùng san” như mở ra trước mắt người đọc cả một con đường gập ghềnh những núi, càng nhấn mạnh sự trải dài như vô tận, không dứt hết lớp núi này đến lớp núi khác. Con đường đó dường như đối lập với sức người, vắt cạn sức lực của con người. Phải vượt qua con đường như thế mới có thể thấu hiểu được cái chân lí tưởng chừng như giản đơn: “Đi đường mới biết gian lao” mà Bác đã nói ở trong câu thơ đầu.
  • Câu thứ hai có nhiệm vụ nâng cao, phát triển ý mà câu mở đầu đã mở ra, cụ thể hoá những nỗi gian lao khi đi đường. Điệp ngữ vừa có giá trị gợi hình, vừa có giá trị gợi cảm: Trước mắt người đọc như hiện lên những dãy núi trùng điệp tưởng như bất tận. Giữa khung cảnh thiên nhiên chỉ toàn là núi cao nối tiếp núi cao, con người vốn nhỏ bé, yếu ớt lại càng thêm nhỏ bé, yếu ớt. Đường xa, dặm thẳm, vực sâu, dốc đứng… biết bao trở ngại, thách thức dễ làm cho con người chán nản, ngã lòng.

=> Hai câu thơ không phải là tiếng thở dài, là lời than thở của người đi đường, mà chỉ là chân lí của người chiến sĩ cách mạng đúc rút được trên con đường chuyển lao, trong quá trình hoạt động cách mạng của mình.

b. Niềm vui sướng khi được đứng trên đỉnh cao của chiến thắng

Câu 3:

  • Câu thơ thứ ba tiếp tục tả núi. Không chỉ dừng lại ở việc núi cao rồi lại núi cao trập trùng mà con đường đi đã được đẩy lên đến tột cùng khó khăn, hiểm trở “lên đến tận cùng”. Câu thơ dường như là một sự reo vui của người tù khi đã vượt qua được hàng ngàn núi cao, dốc sâu để lên được tới đỉnh núi cao nhất, tận cùng nhất.
  • Những khó khăn của đường đi không thể cầm tù, giam hãm được con người trong những dãy núi. Con người như đang cố gắng vươn lên làm chủ chặng đường của mình.

Câu 4:

  • Câu thơ cuối là đỉnh điểm của cảm xúc. Có niềm vui khôn xiết của một con người đã vượt qua được bao khó khăn, khổ ải để có thể tận hưởng được cảnh nước non mây trời. Tưởng chừng như mọi khó khăn đều lùi xa, chỉ còn lại một con người làm chủ thiên nhiên, đất trời với phong thái ung dung, tự tại đầy lạc quan. Đến đây đất trời và con người như hòa làm một. Bài thơ vút lên trong một niềm cảm hứng lãng mạn.

=> Từ việc đi đường, bài thơ mang đến một chân lí đường đời đó là vượt qua được gian lao sẽ đi được tới thành công

5. Tổng kết:

Nội dung:

Bài thơ có hai lớp nghĩa:

  • Nghĩa đen: Nói về đi đường núi, đi giải lao của Bác đầy gian lao, vất vả
  • Nghĩa bóng: ngụ ý sâu xa về đường đời của mỗi con người và con đường cách mạng. Bác Hồ muốn nêu lên một chân lí, một bài học rút ra từ thực tế: Con đường đời, con đường CM không bằng phẳng mà chồng chất khó khăn, gian lao, nhưng nếu thiếu kiên trì, bền gan vững chí vượt qua thì nhất định sẽ đạt tới đỉnh cao thắng lợi vẻ vang. Bài thơ mang tính triết lí sâu sắc.

Nghệ thuật:

  • Bài thơ thiên về suy ngẫm, triết lí và không nặng nề, khô khan.
  • Sử dụng điệp ngữ có hiệu quả cao, hình tượng thơ vừa có ý nghĩa xác thực vừa có ý nghĩa biểu tượng gợi liên tưởng sâu xa

Back to top

  • 42 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Soạn văn 8 tập 2