-
Tất cả
-
Tài liệu hay
-
Toán Học
-
Soạn Văn
-
Soạn đầy đủ
- Tiếng Việt 2 tập 2 KNTT
- Tiếng Việt 2 CTST
- Tiếng Việt 2 sách Cánh Diều
- Tiếng Việt 3 tập 2
- Tiếng Việt 3 tập 1
- Tiếng Việt 4 tập 2
- Tiếng Việt 4 tập 1
- Tiếng Việt 5 tập 2
- Tiếng Việt 5 tập 1
- Soạn văn 6
- Soạn văn 7
- Soạn văn 8 tập 1
- Soạn văn 8 tập 2
- Soạn văn 9 tâp 1
- Soạn văn 9 tập 2
- Soạn văn 10 tập 1
- Soạn văn 10 tập 2
- Soạn văn 11
- Soạn văn 12
-
Soạn ngắn gọn
- Soạn văn 12 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 12 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 11 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 11 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 10 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 10 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 9 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 9 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 8 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 8 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 7 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 7 ngắn gọn tập 2
- Ngữ văn VNEN
- Đề thi THPT QG môn Ngữ Văn
-
Soạn đầy đủ
-
Tiếng Anh
-
Vật Lý
-
Hóa Học
-
Sinh Học
-
Lịch Sử
-
Địa Lý
-
GDCD
-
Khoa Học Tự Nhiên
-
Khoa Học Xã Hội
-
Nội dung chính bài: Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 2
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
- Bài văn nghị luận thường vẫn cần phải có các yếu tố tự sự và miêu tả. Hai yếu tố này giúp cho việc trình bây luận cứ trong bài văn được rõ rằng, cụ thể, sinh động hơn, và do đó, có sức thuyết phục mạnh mê hơn.
- Các yếu tố tự sự và miêu tả được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm và không phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.
B. Nội dung chính cụ thể
1. Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận
- Văn nghị luận không phải chỉ cần đến yếu tố biểu cảm mà còn cần đến cả những yếu tố tự sự và miêu tả.
- Yếu tố tự sự là yếu tố dùng để trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này nối tiếp sư việc kia để cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. Còn yếu tố miêu tả là yếu tố giúp người đọc, người nghe hình dung ra những đặc điểm, tính chất nổi bật của vật, việc, người hoặc cảnh,... làm cho chúng hiện lên trước mắt người đọc, người nghe với những đặc điểm như chúng vốn có.
- Cùng với yếu tố biểu cảm, các yếu tố tự sự và miêu tả giúp cho văn bản nghị luận trở nên cụ thể, dễ hiểu, đỡ khô khan và vì vậy có sức truyền cảm và sức thuyết phục hơn.
- Giống như yếu tố biểu cảm, trong văn nghị luận, các yếu tố tự sự và miêu tả chỉ đóng vai trò phụ. Vì vậy việc dùng các yếu tố này cũng cần đúng lúc đúng chỗ để một mặt tăng được sức thuyết phục cho văn nghị luận, mặt khác lại không được phá vỡ mạch lập luận trong văn bản nghị luận.
VD 1: Bạn có bao giờ tận hưởng không khí trong lành, dịu ngọt, tinh khôi của buổi sớm mai, hay say đắm trong làn hương thoang thoảng của muôn hoa cỏ? Bạn có bao giờ nghe tiếng thì thầm hát ca của gió, tiếng xào xạc trò chuyện của lá cây, tiếng hót trong veo thánh thót của loài chim? Nếu dành cho mình những phút giây ấy, bạn sẽ cảm giác thật thư thái, sảng khoái. Bởi thiên nhiên là người bạn nuôi dưỡng cho tâm hồn chúng ta.
- Thuộc thể loại văn nghị luận có yếu tố miêu tả.
- Các yếu tố miêu tả gồm: Trong lành, dịu ngọt, tinh khôi, thoang thoảng, thì thầm ca hát, xào xạc, trong veo thánh thót.
VD2: Sắp Trung thu. Trời xứ Bắc hẳn trong, trăng hẳn tròn và sáng. Đêm trước rằm đầu tiên từ ngày bị giam giữ. Mười mấy ngày qua, trừ cái bực mình ban đầu khi bị bắt vô cớ, cái khẳng định mình vẫn là khách tự do, chỉ là một xâu những sự vật lỉnh kỉnh, lích kích đáng lạ, đáng cười, đáng ghét của bộ mặt nhà giam. Bỗng đêm nay trăng sáng quá chừng. Trong suốt, bao la, huyền ảo, vỗ về. Ngay bên cửa sổ, lồng trong bóng cây. Đêm nay rất đẹp. Trong lòng rạo rực bao nỗi niềm. Cầm lòng không đậu, người tù phải thốt lên:
“Đối thử lương tiêu nại nhược hà”
(Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ)
[…] Vậy trước cảnh đẹp đêm nay, trước cái đẹp đêm lành này (đối thử lương tiêu), biết làm sao bây giờ (nại nhược hà)? Một câu hỏi hay một câu than đều có nghĩa. Nó là dấu hiệu của một tâm trạng dạt dào nên sinh băn khoăn. Hơn nữa, bối rối, xao xuyến. Nó ăm ắp tình tứ, nó rạo rực, nó muốn yêu, muốn thưởng thức, muốn chan hòa, muốn giãi bày, bộc lộ. Phải đi ra với đêm, phải tắm mình trong nguyệt, phải vui, phải làm thơ. Tâm trạng người tù như vậy nhưng người tù đành như phải làm lơ. Như đành để mặc cho đêm đẹp đêm lành, cho trăng mời trăng giục. Nghĩa là bao nhiêu dạt dào trước trăng trước đêm, trước cái đẹp cái lành, phải ẩn vào bên trong, vùi vào im lặng.
(Lê Trí Viễn, Một số bài giảng thơ văn Chủ tịch Hồ Chí Minh)
- Thuộc thể loại văn nghị luận có yếu tố tự sự và miêu tả.
- Yếu tố tự sự: VD:
- Sắp Trung thu.
- Tâm trạng người tù như vậy nhưng người tù đành như phải làm lơ. Như đành để mặc cho đêm đẹp đêm lành, cho trăng mời trăng giục.
- Đêm trước rằm đầu tiên từ ngày bị giam giữ.
- Yếu tố miêu tả: VD:
- Bỗng đêm nay trăng sáng quá chừng.
- Trong suốt, bao la, huyền ảo, vỗ về.
- Ngay bên cửa sổ, lồng trong bóng cây
Xem thêm bài viết khác
- Viết một đoạn văn ngắn về một trong các đề tài sau đây: Lợi ích của đi bộ đối với sức khoẻ
- Giọng văn là lời vị chủ soái nói với tướng sĩ dưới quyền hay là lời người cùng cảnh ngộ? Là lời khuyên răn bày tỏ thiệt hơn hay là lời nghiêm khắc cảnh cáo
- Đề 1 bài tập làm văn số 6 Ngữ văn 8: Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô...
- Nội dung chính bài: Câu cầu khiến
- Nhận xét giọng điệu chung của bài thơ. Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó được biểu hiện như thế nào qua bài thơ
- Đoạn trích dưới đây có ba câu chứa từ hứa. Hãy xác định kiểu hành động nói được thực hiện trong mỗi câu ấy
- Viết đoạn văn ngắn có sử dụng 5 kiểu câu đã học: Câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu trần thuật, câu phủ định.
- Soạn văn 8 bài: Kiểm tra tổng hợp cuối năm trang 145 sgk
- Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về nhan đề của bài thơ Khi con tu hú
- Viết một đoạn đối thoại ngắn có sử dụng cả bốn kiểu câu đã học
- Đọc câu thứ hai trong phần dịch nghĩa bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh và câu thứ hai trog phần dịch thơ. Cho nhận xét về kiểu câu và ý nghĩa của hai câu đó
- Văn thuyết minh về nhà thơ Tế Hanh và bài thơ quê hương