Soạn văn 8 bài: Hội thoại ( tiếp theo) trang 102
Soạn văn 8 tập 2, soạn bài Hội thoại ( tiếp theo) sgk ngữ văn 8 tập 2, để học tốt văn 8. Bài soạn giúp ta hiểu biết về lượt lời và cách dùng lượt lời. Những kiến thức trọng tâm, những câu hỏi trong bài học sẽ được hướng dẫn trả lời, soạn bài đầy đủ, chi tiết.
A- KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I- LƯỢT LỜI TRONG HỘI THOẠI
Đọc lại đoạn miêu tả cuộc trò chuyện giữa nhân vật chú bé Hồng với người cô (đã dẫn ở bài Hội thoại trước). Trả lời các câu hỏi sau đây :
1. Trong cuộc thoại đó, mỗi nhân vật nói bao nhiêu lượt ?
2. Bao nhiêu lần lẽ ra Hồng được nói nhưng Hổng không nói ? Sự im lăng thể hiện thái độ của Hồng đối với những lời nói của người cô như thế nào?
3. Vì sao Hồng không cắt lời người cô khi bà nói những điều Hồng không muốn nghe ?
Trả lời:
1. Trong đoạn hội thoại ta thấy ngưòi cô nói 6 lượt, bé Hồng nói 2 lượt.
2. Có ba lần lẽ ra chú bé Hồng được nói nhưng chú không nói. Sự im lặng của bé Hồng thể hiện sự bất bình của Hồng với người cô.
3. Hồng không cắt lời người cô khi bà nói những điều Hồng không muốn nghe vì Hồng ý thức được rằng mình là cháu (thuộc vai dưới), không được phép xúc phạm cô
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: trang 101 sgk Ngữ văn 8 tập 2
Qua cách miêu tả cuộc thoại giữa các nhân vật cai lệ, người nhà lí trưởng, chị Dậu và anh Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ (Ngữ văn 8, tập một, tr. 28), em thấy tính cách của mỗi nhân vật được thể hiện như thế nào ?
Câu 2: trang 103 sgk Ngữ văn 8 tập 2
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới. (SGK, t.2, tr. 103- 104):
"Thoáng thấy mẹ về đến cổng, thằng Dần mừng nhảy chân sáo....rồi lủi thủi đội mế nón lên đầu và cắp gói áo vào nách."
( Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
Câu hỏi:
a) Sự chủ động tham gia cuộc thoại của chị Dậu với cái Tí phát triển ngược chiều nhau như thế nào ?
b) Tác giả miêu tả diễn biến cuộc thoại như vậy có hợp với tâm lí nhân vật không ? Vì sao ?
c) Việc tác giả tô đậm sự hồn nhiên và hiếu thảo của cái Tí qua phần đầu cuộc thoại lấm tăng kịch tính của câu chuyện như thế nào ?
Câu 3: trang 107 sgk Ngữ văn 8 tập 2
Dựa vào những điều đã biết vể truyện Bức tranh của em gái tôi (Ngữ văn 6, tập hai, tr. 30) và vào đoạn trích dưới đây, hãy cho biết sự im lặng của nhân vật “tôi” biểu thị điều gì?
" Trong tranh một chú bé đang ngồi nhìn ra cửa sổ....Đấy là tâm hồn và lòng nhan hậu của em con đấy"
Câu 4*: Trang 107 sgk Ngữ văn 8 tập 2
Tục ngữ phương Tây có câu : Im lặng là vàng. Nhưng nhà thơ Tố Hữu lại viết:
Khóc là nhục. Rên, hèn. Van, yếu đuối
Và dại khờ là những lũ người câm
Trên đường đi như những bóng âm thầm
Nhận đau khổ mà gởi vào im lặng.
(Liên hiệp lại)
Theo em, mỗi nhận xét trên đúng trong những trường hợp nào ?
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Hành động nói (Tiếp theo)". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 2
Xem thêm bài viết khác
- Đề 3 bài tập làm văn số 6 ngữ văn 8: Macxim Gorki nói....
- Hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông
- Nội dung chính bài: Hành động nói (Tiếp theo)
- Viết đoạn văn cảm nhận về cuộc sống của Bác qua bài thơ Tức cảnh Pác Bó
- Có thể đặt dấu chấm hỏi ở cuối những câu sau không? Vì sao?
- Kết quả sự hi sinh của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh như thế nào ? Nhận xét về cách đối xử của chính quyền thực dân đối với họ sau khi đã bóc lột hết “thuế máu” của họ
- Viết đoạn văn có sử dụng câu nghi vấn chủ đề học tập
- Viết đoạn văn có câu nghi vấn mục đích bộc lộ cảm xúc chủ đề thiên nhiên
- Hãy xác định kiểu câu và chức năng của những câu sau đây: a, Thế rồi Dế Choắt tắt thở
- Qua văn bản Ông Giuôc-đanh mặc lễ phục, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
- Khích lệ nhiều mặt để tập trung vào một hướng, đó là cách triển khai lập luận của bài Hịch tướng sĩ. Hãy làm sáng tỏ điều này bằng một lược đồ về kết cấu của bài hịch
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Ông đồ