Nội dung chính bài: Chơi chữ
1 lượt xem
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Chơi chữ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
- Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước... làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
- Các lối chơi chữ thường gặp: Dùng từ ngữ đồng âm; Dùng lối nói trại âm (gần âm); Dùng cách điệp âm; Dùng lối nói lái; Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.
- Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống thường ngày, trong văn thơ, đặc biệt là trong thơ văn trào phúng, trong câu đối, câu đố.
B. Nội dung chính cụ thể
1. Thế nào là chơi chữ
- Chơi chữ là cách biến hóa ngôn từ kết hợp tính nghệ thuật của người Việt. Nó được sử dụng phổ biến trong thơ ca chính thống và ca dao, tục ngữ gắn liền trong cuộc sống đời thường. Biện pháp tu từ này có tác dụng làm câu thơ, lời văn thêm phần dí dỏm, trào phúng và có tính giáo dục cao.
- Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống thường ngày, trong văn thơ, đặc biệt là trong thơ văn trào phúng, trong câu đối, câu đố.
2. Các lối chơi chữ.
- Các lối chơi chữ thường gặp:
a. Dùng từ ngữ đồng âm
Bà già đi chợ cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói xem quẻ nói rằng.
Lợi thì có lợi, nhưng răng không còn.
b. Dùng lối nói trại âm (gần âm)
- Có tài mà cậy chi tài. Chữ tài liền với chữ tai một vần.
c. Dùng cách điệp âm
Mênh mông muôn mẫu một màu mưa
Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ.
d. Dùng lối nói lái
Con cá đối bỏ trong cối đá
Con mèo cái nằm trên mái kèo
e. Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa:
"Trăng bao nhiêu tuổi trăng già
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non?"
hoặc:
Bà Đồ Nứa đi võng đòn tre, đến khóm trúc thở dài hi hóp .
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn bài: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm
- Nội dung và nghệ thuật bài thơ Nam quốc sơn hà
- Phân biệt nghĩa của các từ trong các nhóm từ đồng nghĩa sau
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Cổng trường mở ra
- Hãy viết đoạn vă nêu cảm nhận về tâm trạng người mẹ trong bài Cổng trường mở ra
- Nội dung chính bài: Cổng trường mở ra
- Nội dung chính bài: Từ đồng âm
- Cảm nhận tâm trạng nhân vật Thủy trong truyện Cuộc chia tay của những con búp bê
- Cách biểu ý và biểu cảm của bài Phò giá về kinh và bài Sông núi nước Nam có gì giống nhau?
- Soạn văn bài: Từ Hán Việt (tiếp theo)
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Những câu hát châm biếm
- Nêu những vẻ đẹp khác nhau của thác nước đã được Lí Bạch phát hiện và miêu tả trong ba câu thơ tiếp