Nội dung chính bài Lẽ ghét thương (Trích Truyện Lục Vân Tiên)
Câu 2: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học "Lẽ ghét thương"?
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Giới thiệu chung
- Tác giả: Nguyễn Đình Chiểu (1882-1888), tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Ứng Trai, ông là một người rất tài năng, nhưng do những năm 50 ông bị mù vì vậy ông đã về quê dạy học ở Gia Định.
- Tác phẩm: Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu được sáng tác vào khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX, khi ông đã bị mù, về dạy học và chữa bệnh cho dân ở Gia Định. Cốt truyện xoay quanh cuộc xung đột giữa thiện và ác, nhằm đề cao tinh thần nhân nghĩa; thể hiện khát vọng lí tưởng của tác giả và của nhân dân đương thời về một xã hội tốt đẹp, ở đó mọi quan hệ giữa con người với con người đều thấm đượm tình cảm yêu thương, nhân ái. Tác phẩm thuộc thể loại truyện Nôm bác học nhưng mang nhiều tính chất dân gian, ngay từ khi ra đời đã được nhân dân, đặc biệt là người dân Nam Kì đón nhận và lưu truyền rộng rãi.
- Lẽ ghét thương là đoạn trích từ câu 473 đến câu 504 của Truyện Lục Vân Tiên
2. Phân tích văn bản
a. Quan niệm thương ghét của ông Quán
- Yêu ghét phân minh rõ ràng.
- Ông Quán chỉ thích giúp người bất hạnh, ghét kẻ tiểu nhân.
- Ông Quán là tiêu biểu cho trí tuệ, tình cảm của nhân dân miền Nam.
b. Lẽ ghét:
- Bàn về lẽ ghét trong đời sống tình cảm của con người.
- Điệp từ Ghét: Tăng sức mạnh cảm xúc, thái độ ghét sâu sắc của tác giả.
- Ông Quán ghét các triều đại có chung bản chất là sự suy tàn, vua chúa thì luôn đắm say tửu sắc, không chăm lo đến đời sống của dân.
- Điệp từ Dân: Thái độ của ông Quán vì dân. Luôn đứng về phía nhân dân. Xuất phát từ quyền lợi của nhân dân mà phẩm bình lịch sử.
c. Lẽ thương
- Nhắc đến các bậc thánh nhân hết lòng vì dân vì nước.
- Đức Thánh nhân
- Thầy Nhan Tử.
- Ông Gia Cát.
- Thầy Đổng Tử.
- Ông Nguyên Lượng.
- Ông Hàn Dũ.
- Thầy Liêm.
- Thầy Lạc.
→ Tất cả đều là những con người có tài, có đức và có trí muốn hành đạo giúp đời, giúp dân nhưng đều không đạt sở nguyện.
- Nguyễn Đình Chiểu đã vì đời vì dân mà cảm thương và nhớ tiếc những vĩ nhân hiền tài không gặp thời vận để đến nỗi phải đành phui pha.
B. Phân tích chi tiết nội dung bài học
1. Tóm tắt nội dung
- Tác phẩm: Nhân vật chính của tác phẩm là Lục Vân Tiên, một chàng trai văn võ song toàn. Chàng đã đánh tan bọn cướp cứu Kiều Nguyệt Nga. Nguyệt Nga nguyện lấy chàng để trả nghĩa. Trên đường đi thi, Lục Vân Tiên nghe tin mẹ mất, chàng phải quay về chịu tang. Chàng khóc thương mẹ đến mù cả hai mắt. Chàng bị Trịnh Hâm ghen ghét, đố kị, lừa đẩy chàng xuống sông nhưng chàng được cứu thoát. Võ Thể Loan đã hứa gả con gái cho chàng nay thấy chàng bị mù liền trở mặt, đẩy chàng vào hang sâu. Chàng đã được thần Phật cứu giúp, mắt sáng trở lại, rồi đỗ trạng nguyên, được cử đi đánh giặc Ô Qua. Kiều Nguyệt Nga quyết chung thuỷ với Vân Tiên. Thái sư bắt nàng đi cống cho giặc. Nàng nhảy xuống sông tự vẫn ôm theo bức hình Vân Tiên. Nàng được cứu sống, lại bị cha con Bùi Kiệm ép duyên, nàng bỏ trốn. Tác phẩm kết thúc có hậu, Vân Tiên thắng trận trở về gặp Nguyệt Nga, hai người kết nghĩa vợ chồng.
- Đoạn trích: Kể lại cuộc đối thoại giữa ông Quán và bốn chàng nho sinh (Vân Tiên, Tử Trực, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm) khi họ cùng uống rượu, làm thơ trong quán của ông trước lúc vào trường thi.
2. Phân tích chi tiết bài thơ
a. Thái độ ghét thương qua lời đối đáp giữa ông Quán với Vân Tiên
- Nhân vật ông Quán (chủ quán rượu) thuộc lực lượng chính nghĩa hỗ trợ nhân vật chính (trên đường tìm chính nghĩa)
- Ông Quán có phong thái của một nhà nho ở ẩn, am tường kinh sử, và quặn lòng với những kẻ làm băng hoại xã hội, đau khổ dân lành.
- “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”: Biết ghét là vì biết thương. Vì thương dân nên ghét những kẻ làm hại dân. Ông Quán bày tỏ thái độ thương ghét phân minh.
=> Đây là câu nói có tính chất khái quát tư tưởng của Nguyễn Đình Chiểu trong cả đoạn trích. Tác giả đã lí giải căn nguyên chuyện ghét thương của mình.
b. Mối quan hệ giữa ghét – thương trong thái độ ông Quán
- Ghét thế lực cầm quyền bạo tàn – thương dân lầm than
- Ghét:
- Đời Kiệt, Trụ mê dâm >< dân sa hầm sẩy hang
- Đời U, Lệ đa đoan >< dân lầm than
- Đời Ngũ bá phân vân >< dân nhọc nhằn
- Đời thúc quý phân băng >< rối dân
- Điệp từ “ghét”, “đời” liệt kê hàng loạt các điển cố: Kiệt, Trụ, U, Lệ, Ngũ bá, thúc quý.
- Nghệ thuật đối lập giữa vua quan với dân điệp từ “dân” động từ “sa, sẩy” tính từ “lầm than, nhọc nhằn, rối”
-> Tác giả căm ghét những tên vua dâm ác, tham tàn, bạo ngược, những kẻ đã gây ra hệ lụy chiến tranh, loạn lạc và bộc lộ lòng xót thương sâu sắc đối với người dân vô tội phải gánh chịu mọi tai ách, khổ sở trăm chiều.
=> Như vậy, tác giả đứng về phía nhân dân mà bày tỏ thái độ yêu ghét rạch ròi, đúng mực.
- Ghét thế lực cầm quyền bạo tàn – thương hiền tài không được trọng dụng
- Liệt kê các danh sĩ trong sử sách:
- Khổng Tử: lận đận
- Gia Cát: tài đức mà mệnh yểu
- Nhan Tử: mưu lược tài ba nhưng không gặp thời
- Đồng Tử: tài cao học rộng nhưng không được tin dùng
- Nguyên Lượng: thơ văn lỗi lạc, học rộng, từ quan ở ẩn
- Hàn Dũ: ngay thẳng mà mang họa
- Liêm, Trạc: Triết gia không được trọng dụng, lui về dạy học
- Điểm chung của các nhân vật này: họ đều là những người có tài, có chí muốn hành đạo, giúp đời, giúp dân nhưng vì thời cuộc đều không đạt được sở nguyện.
- Họ là những người đồng cảnh ngộ với Nguyễn Đình Chiểu: ông muốn giúp đời, lập nên nhiều công danh nhưng cuộc đời đầy bất hành, lại thêm thời thế đầy nhiễu nhương. Bởi thơ, đoạn thơ chính là niềm cảm thông sâu sắc tận đáy lòng của cụ Đồ Chiểu.
c. Tư tưởng và tấm lòng của tác giả
Hai câu kết: “Xem qua kinh mấy lần thi cử/ Nửa phần lại ghét nửa phần thương.”
- Nghệ thuật tiểu đối -> nỗi “thương” và “ghét” ở đây, tuy nói chuyện sử sách nhưng ít nhiều đều phù hợp với chế độ thối nát của nhà Nguyễn và tâm sự của Nguyễn Đình Chiểu lúc bấy giờ.
3. Tổng kết:
- Nội dung: Trong đoạn trích Lẽ ghét thương, Nguyễn Đình Chiểu đề cập đến mối quan hệ giữa “ghét” và “thương”, thực ra là hai mặt đối lập mà thống nhất trong tình cảm của con người. Lời giãi bày đó thể hiện được quan điểm đạo đức yêu - ghét trước cuộc đời mà xuất phát của tình cảm đó là bởi vì cuộc sống của nhân dân.
- Nghệ thuật: Bút pháp trữ tình nồng hậu, ngôn ngữ bình dị, sử dụng nhiều điệp từ “thương”, “ghét” (mỗi từ 12 lần), sử dụng phép đối, phép tiểu đối
- Ý nghĩa: Tấm lòng yêu thương nhân dân sâu sắc, tha thiết.
Xem thêm bài viết khác
- Đặc sắc về nghệ thuật của các truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Chí Phèo (Nam Cao)
- Soạn văn bài: Bản tin
- Qua hình tượng nhân vật Chí Phèo, hãy làm rõ nghệ thuật điển hình hóa của Nam Cao (chú ý việc khắc họa tính cách và nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm lý nhân vật).
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Vịnh khoa thi hương
- Soạn văn bài: Ôn tập văn học trung đại Việt Nam
- Soạn văn bài: Vĩnh biệt cửu trùng đài
- Soạn văn bài: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận
- Nội dung chính bài: Bản tin
- Đọc lại chú thích về những điển cố in đậm ở hai câu thơ sau trong bài Khóc Dương Khuê và cho biết thế nào là điển cố
- Soạn văn bài: Ôn tập phần văn học
- Thạch Lam đã miêu tả cuộc sống và hình ảnh người dân phố huyện ra sao?
- Soạn văn bài: Hạnh phúc của một tang gia