Đọc lại chú thích về những điển cố in đậm ở hai câu thơ sau trong bài Khóc Dương Khuê và cho biết thế nào là điển cố
Câu 3: (Trang 66 - SGK Ngữ văn 11) Đọc lại chú thích về những điển cố in đậm ở hai câu thơ sau trong bài Khóc Dương Khuê và cho biết thế nào là điển cố
Giường kia treo cũng hững hờ.
Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn.
(Nguyễn Khuyến, Khóc Dương Khuê)
Bài làm:
Điển cố là những chuyện, sự tích xưa thường lấy trong sử sách Trung Quốc mang một ý nghĩa nào đó, chỉ một loại người nào đó.
- Giường kia: mượn ý từ câu chuyện của Trần Phồn đời Hậu Hán. Trần Phồn có bạn là Tử Trĩ. Phồn Quý bạn đến mức dành riêng cho bạn một chiếc giường, khi bạn đến chơi thì hạ xuống, lúc về thì lại treo giường lên.
- Đàn kia: câu chuyện kể về tình bạn giữa Bá Nha và Chung Tử Kì. Bá Nha là người đàn giỏi, còn Chung Tử Kì chỉ cần nghe tiếng đàn của Bá Nha là hiểu được ý tưởng của người đánh đàn. Sau khi Tử Kì chết, Bá Nhá đã treo đàn không gảy nữa vì cho rằng không còn ai có thể hiểu được tiếng đàn của mình.
Mượn hai điển cố này, Nguyễn Khuyến đều dùng để nói đến tình bạn thân thiết giữa mình và Dương Khuê. Bạn mất, chẳng còn ai hiểu được lòng mình, chẳng còn ai để chia sẻ mọi buồn vui trong cuộc sống.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn bài: Vĩnh biệt cửu trùng đài
- Những giá trị nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu?
- Đặt câu với mỗi thành ngữ: mẹ tròn con vuông, trứng mà đòi khôn hơn vịt, nấu sử sôi kinh....
- Bài thơ vừa nói lên bi kịch duyên phân vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương. Anh/chị hãy phân tích điều đó
- Đọc lại chú thích về những điển cố in đậm ở hai câu thơ sau trong bài Khóc Dương Khuê và cho biết thế nào là điển cố
- Nội dung chính bài: Thao tác lập luận phân tích
- Tóm tắt truyện ngắn Chữ người tử tù Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
- Phân tích tâm trạng, thái độ của tác giả trước cảnh tượng trường thi. Lời nhắn gọi của Tú Xương ở hai câu thơ cuối có ý nghĩa tư tưởng gì?
- Lời “chửi” trong hai câu thơ cuối là lời của ai, có ý nghĩa gì?
- Phân tích vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật trong bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương Bài 2 trang 28 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1
- Hãy phân tích về cách cảm nhận phong cảnh thiên nhiên của người xưa
- Nhận xét về cốt truyện, nhân vật, lời kể trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam Luyện tập bài 2 trang 136 sgk Ngữ văn 11 tập 1