Nội dung chính bài: Mạch lạc trong văn bản
1 lượt xem
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Mạch lạc trong văn bản". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
- Văn bản cần phải mạch lạc.
- Văn bản có tính mạch lạc cần:
- Các phần, các đoạn đều nói về 1 đề tài, 1 chủ đề
- Các phần, các đoạn các câu phải tiếp nối theo trình tự rõ ràng, hợp lí.
B. Nội dung chính cụ thể
Mạch lạc trong văn bản được hiểu: có cái gì giống như mạch máu làm cho các phần của văn bản thống nhất với nhau.
Một văn bản có tính mạch lạc là văn bản:
- Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt.
- Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí, trước sau hô ứng nhau nhằm làm cho chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc (người nghe).
VD cho một đoạn văn mạch lạc:
Tình mẫu tử là một trong những tình cảm thiêng liêng nhất mà tạo hóa mang đến cho con người. Mẹ luôn là người có ảnh hưởng nhất đối với mỗi người tù khi sinh ra cho đến khi trưởng thành. Đó là người đã chăm bẵm cho em miếng ăn giấc ngủ ngay từ khi còn tấm bé, là người đã không quản ngại bao đêm dài thức trắng để chăm sóc cho em. Bởi vậy, tình cảm dành cho mẹ luôn luôn chực chờ trong trái tim mỗi người.
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung và nghệ thuật văn bản Cổng trường mở ra
- So sánh tình cảm quê hương được thể hiện qua hai bài thơ Tĩnh dạ tứ và Hồi hương ngẫu thư
- Nội dung và nghệ thuật bài thơ Qua đèo Ngang
- Tác giả đã cảm nhận Sài Gòn về những phương diện nào? Dựa vào mạch cảm xúc và suy nghĩ của tác giả hãy tìm bố cục của bài văn.
- Nội dung và nghệ thuật bài thơ Bạn đến chơi nhà
- Soạn văn bài: Sau phút chia li
- Tập lập ý bài văn biểu cảm theo các đề
- Soạn văn bài: Từ ghép
- Soạn văn bài: Sài Gòn tôi yêu
- Hãy nhận xét về cảnh tượng đèo Ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan
- Soạn văn bài: Qua đèo Ngang
- Đọc từ đoạn văn “Đẹp quá đi” đến hết và tìm hiểu: Không khí và cảnh sắc thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng giêng qua sự miêu tả của tác giả