Tập lập ý bài văn biểu cảm theo các đề
Câu 1: (Trang 121 - SGK Ngữ văn 7 tập 1)Tập lập ý bài văn biểu cảm theo các đề sau:
a. Cảm xúc về vườn nhà.
b. Cảm xúc về con vật nuôi.
c. Cảm xúc về người thân.
d. Cảm nghĩ về mái trường thân yêu.
Bài làm:
DÀN Ý THAM KHẢO
a. Cảm xúc về vườn nhà.
1. Mở bài:
Giới thiệu về vườn nhà và cảm xúc đối với vườn
Tình cảm của bản thân với khu vườn
2. Thân bài:
- Miêu tả lai lịch vườn: diện tích khu vườn, cây cối, sự bày trí cảnh quan
- Vườn và cuộc sống vui buồn của gia đình
- Vườn và lao động của cha mẹ
- Vườn qua bốn mùa
3. Kết bài: Cảm xúc về vườn nhà
b. Cảm xúc về con vật nuôi.
1. Mở bài:
- Giới thiệu chung:
- Con vật nuôi của nhà em là gì? (ví dụ: con trâu, con chó…)
- Nuôi được bao lâu?
2. Thân bài:
- Kể về con vật: ngoại hình, màu lông,…..
- Kỉ niệm đáng nhớ của em với con vật đó
- Tình cảm của em đối với con vật: hết lòng chăm sóc, yêu thương gắn bó…
3. Kết bài
- Cảm nghĩ của em về con vật đó.
c. Cảm xúc về người thân
1. Mở bài
- Giới thiệu đối tượng biểu cảm (ai) và tình cảm chung với đối tượng ( yêu quý, tự hào, biết ơn..)
2. Thân bài
- Biểu cảm cụ thể về người đó.
- Biểu cảm về vẻ đẹp ngoại hình, tính tình, tài năng ( nét tiêu biểu) —> yêu, quý, khâm phục…
- Biểu cảm về đối tượng ở những kỉ niệm sâu sắc (hai, ba kỉ niệm) —> hiểu rõ hơn, yêu quý hơn, khâm phục…
- Biểu cảm về vai trò của người đó đối với mình ( quan trọng thế nào, nếu có, nếu không…)
3. Kết bài.
- Khẳng định lại tình cảm yêu quý của mình với đối tượng.
- Liên hệ mình cần làm gi để thự hiện tình cảm trên.
d. Cảm nghĩ về mái trường thân yêu.
1. Mở bài: Giới thiệu về mái trường và tình cảm, gắn bó, tự hào về trường mình.
2.Thân bài:
Biểu cảm về ngôi trường qua các khía cạnh như.
- Vẻ đẹp của ngôi trường ( khang trang, rộng lớn…)
- Sơ lược tiểu sử ngôi trường: xây dựng từ bao giờ
- Số dãy nhà, số phòng học
- Cây cối, bồn hoa trong trường
- Mái trường mang tên vị anh hùng, danh nhân nào…
- Kỉ niệm sâu sắc với ngôi trường.
- Ngày đầu tiên tới trường ( bỡ ngỡ, rụt rè…)
- Kỉ niệm với bạn bè: (chia nhau cái bánh, cái kẹo, giúp đỡ nhau học tập, gắn bó như anh em…
- Kỉ niệm với thầy cô: dạy dỗ em nên người, hình thành nhân cách, quan tâm tới học sinh, truyền đạt những kiến thức bổ ích…
- Cảm nghĩ về mái trường
- Cho em kiến thức bao la, rộng lớn. Ngôi nhà thứ hai của em
- Vun đắp tình bạn bè, tình thầy trò ấm áp, thiết tha
- Nhen nhóm ước mơ và cho ta hành trang thực hiện mơ ước..
3. Kết bài:
- Khẳng định tình cảm yêu mến và dù mai sau có đi đâu thì vẫn nhớ về ngôi trường thân yêu.
- Tích cực học tập để phát huy truyền thống của nhà trường.
Xem thêm bài viết khác
- Mỗi con vật trong bài 3 tượng trưng cho ai, hạng người nào trong xã hội xưa? Việc chọn các con vật để miêu tả, “đóng vai” như thế lí thú ở điểm nào? Cảnh tượng trong bài có phù hợp với đám tang không? Bài cao dao này phê phán, châm biếm cái gì?
- Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc gì? Mạch cảm xúc trong bài thơ được diễn biến như thế nào?
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Cổng trường mở ra
- Bài tùy bút này nói về cái gì? Để nói về đối tượng ấy tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào? Phương thức nào là chủ yếu? Bài văn có mấy đoạn?
- Viết một đoạn văn ngắn (7-10 câu) có sử dụng điệp ngữ và chỉ ra các điệp ngữ đó.
- Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng từ láy và từ ghép. Chỉ ra các từ ghép và từ láy đước sử dụng.
- Hãy nhận xét về hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài “Rằm tháng giêng”. Câu thứ hai có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào?
- Hai dòng thơ đầu bài 4 có những gì đặc biệt về từ ngữ? Nhửng nét đặc biệt ấy có tác dụng, ý nghĩa gì?
- Hãy suy nghĩ và thảo luận về các điểm sau: Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? Việc lựa chọn ngôi kể này có tác dụng gì?
- Viết đoạn văn ngắn có sử dụng từ hai thành ngữ trở lên và gạch chân dưới những thành ngữ đó
- Hãy nêu lên những đặc điểm trong nghệ thuật biểu cảm của bài văn
- Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ở chú thích để nhận dạng thế thơ của bài Sông núi nước Nam về số câu, số chữ trong câu, cách hiệp vần