Nội dung chính bài: Ngữ cảnh

5 lượt xem

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Ngữ cảnh". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 11 tập 1.

Bài làm:


Nội dung bài gồm:

Back to top

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.

Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói.

Ngữ cảnh gồm: nhân vật giao tiếp, bối cảnh rộng và hẹp, thực hiện được đề cập đến, văn cảnh

Vai trò:

  • Đối với người nói người viết: ngữ cảnh là cơ sở để dùng từ, đặt câu và kết hợp từ ngữ
  • Đối với người nghe, người đọc: ngữ cảnh là căn cứ để lĩnh hội câu văn, hiểu được nội dung ý nghĩa của văn bản, lời nói

Back to top

B. Nội dung chính cụ thể

1. Khái niệm

  • Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói.

2. Các nhân tố của ngữ cảnh

Nhân vật giao tiếp

  • Cùng người nói (người viết) có thể có một hoặc nhiều người tham gia họat động giao tiếp gọi chung là nhân vật giao tiếp.
  • Một người nói - một người nghe là song thoại.
  • Nhiều người nói luân phiên vai nhau là hội thoại.
  • Trong quan hệ của các nhân vật giao tiếp, vị thế của họ chi phối nội dung và hình thức của lời nói, câu văn.

Bối cảnh ngoài ngôn ngữ

  • Bối cảnh giao tiếp rộng (bối cảnh văn hóa) gồm bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội, địa lí, phong tục, thể chế chính trị.
  • Bối cảnh giao tiếp hẹp (bối cảnh tình huống) gồm thời gian, địa điểm, tình huống giao tiếp cụ thể.
  • Hiện thực được nói tới (gồm hiện thực bên ngoài và hiện thực bên trong của các nhân vật giao tiếp) gồm các sự kiện, biến cố, sự việc, hoạt động... diễn ra trong thực tế và các trạng thái, tâm trạng, tình cảm của con người.

Văn cảnh

  • Bao gồm tất cả các yếu tố ngôn ngữ cùng có mặt trong văn bản, đi trước hoặc sau một yếu tố ngôn ngữ nào đó. Văn cảnh có ở dạng ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói.

3. Vai trò của ngữ cảnh

  • Đối với người nói (người viết) và quá trình sản sinh lời nói:
    • Ngữ cảnh là cơ sở cho việc lựa chọn nội dung cách thức giao tiếp và phương tiện ngôn ngữ (từ, ngữ, câu...).
  • Đối với người nghe (đọc) và quá trình lĩnh hội:
    • Ngữ cảnh là căn cứ để lĩnh hội, phân tích, đánh giá nội dung, hình thức của văn bản.

4. Ví dụ:

  • VD1: Hoàn cảnh sáng tác chính là ngữ cảnh của các câu thơ trong bài "Vịnh khoa thi Hương"(Tú Xương ): Sự kiện năm Đinh Dậu, thực dân Pháp mở khoa thi chung ở Nam Định. Trong kỳ thi đó có toàn quyền Pháp ở Đông Dương và vợ đến dự.
  • VD2l trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến, sở dĩ tác giả có thể dùng từ cần (trong câu “Tựa gối buông cần lâu chẳng được”) mà không cần viết đầy đủ là cần câu, người đọc vẫn có thể hiểu rõ ràng ý nghĩa của nó là nhờ trong bài thơ, trước từ cần đã có các từ ngữ ao thu, nước, thuyền câu, sóng và sau đó có các từ ngữ cá, đớp động, chân bèo,... Các từ ngữ này và nói chung tất cả các từ ngữ, câu thơ trong bài tạo nên ngữ cảnh cho từ cần; ngữ cảnh đó làm cơ sở cho người viết dùng từ cần, và người đọc hiểu được nó.

Back to top

Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội