Nội dung chính bài Qua đèo Ngang
Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Qua đèo Ngang"
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Giới thiệu chung
- Tác giả: bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh, người làng Nghi Tàm nay thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội. Bà là một nữ sĩ tài danh hiếm có trong lịch sử văn học Việt Nam. Bà là người học rộng, tài cao. Bà cùng Đoàn Thị Điểm và Hồ Xuân Hương là 3 nhà thơ nữ có tiếng nhất ở thế kỉ 18-19. Thơ bà thường viết nhiều về thiên nhiên vào lúc trời chiều, gợi lên cảm giác vắng lặng, buồn buồn. Tác phẩm của bà hiện còn lại sáu bài thơ trong đó có bài Qua Đèo Ngang nổi tiếng.
- Tác phẩm: Sáng tác trên đường vào kinh đô Huế nhận chức viết vào khoảng thế kỉ XIX
2. Phân tích bài thơ
a. Cảnh vật đèo ngang ( Hai câu đề):
Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Không gian: Đèo Ngang -> mênh mông, rộng lớn.
Thời gian: chiều tà -> gợi nỗi buồn, nhớ
Cảnh vật:
- Các sự vật: cỏ cây, lá, đá, hoa
- Động từ: chen – lẫn vào nhau, không ra hàng ra lối, động từ “chen” chen vào giữa hai câu thơ gợi cảnh tượng rậm rạp, hoang sơ
⇒ Cảnh vật đầy sức sống nhưng hoang sơ, rậm rạp và hắt hiu
=> Hai câu thơ đầu đã phô bày sự hoang dã núi rừng, cái ngút ngàn của câu cỏ.Trong không gian ấy, tâm trạng bắt đầu hé mở.
b. Cuộc sống con người ở Đèo Ngang ( Hai câu thực)
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
- Tác giả sử dụng những từ láy có giá trị gợi hình: "lom khom, lác đác" => gợi cảm giác thưa thợt, ít ỏi
- Nghệ thuật đảo ngữ nhấn mạnh thêm cái ấn tượng về hình dáng vất vả của người tiều phu và sự thưa thớt, hiu quạnh của lều chợ:
- Lom khom … tiều vài chú
- Lác đác … chợ mấy nhà
⇒ Từ đó nhấn mạnh sự nhỏ bé, ít ỏi, nhỏ nhoi của sự sống ở giữa cảnh vật thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ
⇒ Hình ảnh con người hiện lên thưa thớt, ít ỏi làm cho cảnh vật thêm hoang vắng, tiêu điều. Qua đó, gợi cảm giác buồn hiu, vắng lặng của tác giả
c. Nỗi nhớ nhà da diết của tác giả (Hai câu luận)
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
- Tiếng chim kêu: vừa là yếu tố nghệ thuật vừa là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng để bộc lộ chiều sâu tình cảm=> Gợi nỗi buồn khổ, khắc khoải, triền miên không dứt.
- Phép chơi chữ kết hợp với phép đối (thanh, từ loại, nghĩa) -> Làm cho câu thơ cân đối, nhịp nhàng => Bộc lộ rõ trạng thái cảm xúc hoài cổ, nhớ nước và thương nhà da diết.
- Câu thơ như một tiếng thở dài của tác giả là tâm trạng nhớ nước, nhớ nhà, nhớ quê hương của tác giả. Đó cũng chính là tâm trạng hoài cổ của nữ sĩ.
d. Tâm trạng cô đơn, lẻ loi của tác giả khi đứng trước cảnh đèo Ngang ( Hai câu kết)
Dừng chân đứng lại trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta.
- Cách nói mảnh tình riêng giữa cảnh: trời, non, nước bao la ở Đèo Ngang khiến ta càng cảm thấy sự nhỏ bé của nữ sĩ trong không gian rộng lớn ấy. Nỗi cô đơn, hiu quạnh như đang xâm chiếm quanh tâm hồn nhà thơ. Thông qua biện pháp nghệ thuật tương phản đối lập (trời non nước >< mảnh tình riêng) cảnh Đèo Ngang càng trở nên bao la, rộng lớn bao nhiêu thì hình ảnh con người lại càng trở nên nhỏ bé, cô độc bấy nhiêu
B. Phân tích chi tiết nội dung bài học
1. Tìm hiểu chi tiết nội dung bài thơ
- "Qua Đèo Ngang" vừa là một bức tranh về cảnh đẹp thiên nhiên núi rừng hoang sơ, hùng vĩ, vừa gợi ra khung cảnh sống giản dị, đơn sơ mà ấm áp. Từ đó mang lại những cảm xúc, nỗi niềm, riêng tư của tác giả với tình yêu quê hương, đất nước da diết khi xa quê hương, lẻ loi một bóng hình nơi đất khách quê người.
2. Cảnh vật đèo ngang ( Hai câu đề):
Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
- Hai câu thơ mở ra không gian, thời gian nghệ thuật quen thuộc trong thơ trung đại, đây đồng thời cũng là nét đặc trưng phong cách của Bà Huyện Thanh Quan: chiều tà và bóng hoàng hôn. Không gian và thời gian ở đèo Ngang được tác giả thể hiện qua từ "bóng xế tà". Có thể nói đây là thời gian là cảm xúc trong lòng người dường như nặng nề, gợi buồn, gợi sầu hơn. Âm ''a'' kết hợp với thanh bằng tạo âm hưởng trầm lắng gợi mở không gian lặng lẽ mênh mang của trời chiều nơi Đèo Ngang
- Trong không gian đó, hình ảnh cây cối, hoa cỏ hiện lên có phần hoang dại, chúng chen chúc nhau mọc lên. Cách sử dụng từ “chen” được điệp lại hai lần gợi sức sống của cỏ cây hoa lá ở một nơi chật chội, chật hẹp, cằn cỗi. “Chen” còn là chen lấn, gợi vẻ hoang dã, vô trật tự của thế giới vô tri. Cảnh tuy mang màu sắc hoang dã nhưng vẫn có vẻ hiu hắt tiêu điều.
3. Cuộc sống con người ở Đèo Ngang ( Hai câu thực)
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Trái ngược với cảnh sắc thiên nhiên đầy sức sống ở hai câu thơ đầu là sự xuất hiện heo hút của sự sống con người. Điểm nhìn đã thay đổi: đứng cao nhìn xuống dưới và nhìn xa. Thế giới con người là tiểu phu, nhưng chỉ có “tiều vài chú”. Hoạt động là “lom khom” vất vả đang gánh củi xuống núi. Một nét vẽ ước lệ rong thơ cổ (ngư, tiều, canh, mục) nhưng rất thần tình, tinh tế trong cảm nhận. Mấy nhà chợ bên sông thưa thớt, lác đác. chỉ mấy cái lều chợ miền núi, sở dĩ nữ sĩ gọi “chợ mấy nhà” để gieo vần mà thôi: “tà” – “hoa” – “nhà”. Cũng là cảnh hoang vắng, heo hút, buồn hoang sơ nơi con đèo xa xôi lúc bóng xế tà.Sự xuất hiện của sự sống con người quang cảnh tưởng chừng sẽ phá vỡ vắng lặng, cô đơn ở nơi đây hơn nhưng thực tế lại không phải vậy. Sự xuất hiện của con người trái lại càng khiến cảnh vật thêm phần heo hút, hoang vắng hơn.
4. Nỗi nhớ nhà da diết của tác giả (Hai câu luận)
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
5. Tâm trạng cô đơn, lẻ loi của tác giả khi đứng trước cảnh đèo Ngang ( Hai câu kết)
Dừng chân đứng lại trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta.
Hai câu thơ cuối nhân vật trữ tình đã bày tỏ trực tiếp cảm xúc, tâm trạng. Ngòi bút tả cảnh ngụ tình chuyển sang ngòi bút tâm trạng hướng vào nội tâm. Đứng trước cảnh " trời, non, nước " bao la, hùng vĩ, nhà thơ cảm thấy mình như nhỏ bé hẳn lại, nỗi nhớ nhà, thương nước càng thêm da diết, thẳm sâu. Vậy mà không có ai, không tìm được ai để san sẻ tâm tình chỉ còn" ta với ta" . Ở đây lại xuất hiện sự đối lập của cảnh " trời, non, nước " rộng lớn với " một mảnh tình riêng " nhỏ bé. Cảnh càng rộng lớn, hùng vĩ bao nhiêu thì mảnh tình riêng càng nặng nề, khép kín bấy nhiêu. Cụm từ " ta với ta" bộc lộ nỗi cô đơn gần như tuyệt đối của tác giả. Nhưng đây không phải là nỗi cô đơn tiêu cực, bị lụy mà là tấm lòng đau đáu, thiết tha của nữ sĩ Thanh Quan đối với đất nước, đối với gia đình, đáng cảm thông và trân trọng.
6. Tổng kết
- Nghệ thuật:
- Sử dụng thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú một cách điêu luyện.
- Sáng tạo trong việc sử dụng từ láy, từ đống âm khác nghĩa gợi hình, gợi cảm.
- Sử dụng nghệ thuật đối hiệu quả trong việc tả cảnh, tả tình.
- Nội dung:
- Bức tranh cảnh vật bao la rộng lớn nhưng tiêu điều, hoang sơ.
- Tâm trạng con người cô đơn, hoài cổ, nhớ nước, thương nhà.
- Ý nghĩa:
- Bài thơ thể hiện tâm trạng cô đơn thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang.
Xem thêm bài viết khác
- Tác giả đã nhận xét như thế nào về tục lệ dùng hồng, cốm làm đồ sêu tết của nhân dân ta? Sự hòa hợp tương xứng của hai thứ ấy đã được phân tích trên những phương diện nào?
- Đọc bài văn Hoa học trò (sách giáo khoa, trang 87) và trả lời câu hỏi
- Các từ máu mủ, mặt mũi, tóc tai, râu ria, khuôn khổ, ngọn ngành, tươi tốt, nấu nướng, ngu ngốc, mệt mỏi, nảy nở là từ láy hay từ ghép?
- Điền từ trái nghĩa vào các thành ngữ sau
- Nội dung chính bài Những câu hát than thân
- Hãy tìm những bài viết về vẻ đẹp và những đặt sắc của quê hương em
- Viết một đoạn văn về quê hương có sử dụng quan hệ từ và chỉ rõ quan hệ từ đó.
- Cảm nhận tâm trạng nhân vật Thủy trong truyện Cuộc chia tay của những con búp bê
- Diễn tả cảm xúc của em về mùa hạ bằng một đoạn văn ngắn
- Nội dung và nghệ thuật bài thơ Rằm tháng giêng
- Viết đoạn văn có sử dụng từ láy chủ đề gia đình
- Tìm những ví dụ thực tế để chứng tỏ rằng: Nếu chúng ta biết chú ý đến việc sắp xếp các ý cho rành mạch thì bài viết (lời nói) của chúng ta sẽ có hiệu quả thuyết phục cao