Nội dung chính bài: Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh
2 lượt xem
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 1
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
- Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,... của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
- Trị thức trong văn bản thuyết mình đòi hỏi khách quan, xác thực, hữu ích cho con người.
- Văn bản thuyết minh cần được trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn.
B. Nội dung chính cụ thể
1. Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh
- Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp các tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… của các sự vật và hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội cho con người bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
- Văn bản thuyết minh khác các loại văn bản khác chủ yếu ở tính chất thuyết minh, giới thiệu. Văn thuyết minh không nặng về kể chuyện như văn tự sự, không miêu tả chi tiết, tỉ mỉ như văn miêu tả, không biểu cảm mạnh mẽ như văn biểu cảm, cũng không lập luận, thuyết lí như văn nghị luận. Thuyết minh trình bày, giải thích, giới thiệu khách quan, xác thực, rõ ràng.
- Những phương pháp thuyết minh thường được vận dung, vận dụng kết hợp với nhau là: nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân loại, phân tích…
2. VD: Dàn ý giới thiệu thế thơ lục bát
Mở bài: Lục bát là thế thơ dân tộc, được hoàn thiện trong văn chương ở thế kỷ XVIII với tác phấm “Truyện Kiều” (Nguyễn Du)
Thân bài: Các đặc điểm của thể thơ lục bát.
- Số lượng tiếng cố định: dòng 6 tiếng (câu lục) và dòng 8 tiếng (câu bát).
- Hiệp vần: vừa hiệp vần chân vừa hiệp vần lưng. Tiếng cuối câu bát hiệp vần tiếng cuối câu lục tiếp theo.
- Phối điệu (luật bằng trắc):
- Tiếng chẳn có qui định (tiếng thứ 2, thứ 6 và thứ 8 bằng, tiếng thứ 4 trắc)
- Trong câu bát, lây tiêng thứ 6 làm căn cứ tìm thanh ch liêng thứ 2 và thứ 8 (nếu tiếng thứ 6 là thanh huyền thì tiếng: :hu 2 và 8 là thanh không hoặc ngược lại).
- Nhịp: thường ngắt nhịp chẳn, mỗi nhịp 2 tiếng.
Kết bài: Lục bát dân tộc đã được gìn giữ và phát huy ở những nhà thơ lớn về sau. Thể thơ này kết tinh tinh hoa, hồn vía người Việt, văn hóa Việt.
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính bài: Tóm tắt văn bản tự sự
- Phát biểu những cảm nghĩ của em về truyện Cô bé bán diêm nói chung và về đoạn kết của truyện nói riêng
- Nội dung chính bài Hai chữ nước nhà
- Hãy thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn trên cơ sở các truyện ngắn đã học: Tôi đi học, Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng
- Để chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, có bạn dự định sắp xếp trong phần Thân bài các ý sau. Theo em, cách sắp trên đã hợp lí chưa?
- Nội dung chính bài: Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh
- Các văn bản khác như tự sự, nghị luận, biểu cảm, miêu tả có cần yếu tố thuyết minh không? Vì sao?
- Văn bản này đem lại cho em những hiểu biết gì?
- Trong các câu dưới đây, từ nào (trong các từ in đậm. là tình thái từ, từ nào không phải là tình thái từ
- Tim các từ ngữ có nghĩa được bao hàm trong phạm vi nghĩa của mỗi từ ngữ sau: xe cộ, kim loại, hoa quả, người họ hàng, mang.
- Soạn văn bài: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
- Soạn văn bài: Hai cây phong