Nội dung chính bài: Từ đồng âm
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Từ đồng âm". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
- Sử dụng từ đồng âm: Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.
B. Nội dung chính cụ thể
1. Thế nào là từ đồng âm?
- Là loại từ có cách phát âm, cấu tạo âm thanh giống nhau, hoặc trùng nhau về hình thức viết, nói, đọc nhưng ý nghĩa lại hoàn toàn khác nhau. Từ đồng âm có thể là từ tiếng Việt hoặc Hán Việt và rất dễ nhầm với từ nhiều nghĩa vì có cấu tạo từ và âm như nhau.
2. Sử dụng từ đồng âm
Để phân biệt và sử dụng từ đồng âm chính xác, các bạn thực hiện theo cách sau:
- Xác định nghĩa của từ đồng âm nhờ ngữ cảnh
Có nghĩa là từ một câu bạn không chắc đó có phải từ đồng âm không, hãy xét nhiều ngữ cảnh khác nhau và rút ra kết luận.
Ví dụ 1: Ta xét câu sau “ Đem cá về kho”
Khi đọc câu này, có thể suy ra nhiều nghĩa và ngữ cảnh khác nhau gồm:
- Đem cá về nhà mà kho.
- Đem cá về để nhập kho.
Trong đó từ kho có thể suy ra 2 nghĩa là kho là chế bến hoặc nấu ăn và kho là nơi lưu trữ.
- Chơi chữ đồng âm
Cách này thường dùng trong ca dao, tục ngữ hoặc thơ văn, ít sử dụng trong giao tiếp. Thường dùng từ với nghĩa nước đôi.
Ví dụ 2: Lợi thì có lợi mà răng không còn.
Ta phân tích 2 từ “lợi” trong câu này để hiểu hơn về nghĩa từ đồng âm bằng cách chơi chữ nha.
- Từ “lợi” thứ nhất có nghĩa là lợi ích, có lợi- có hại.
- Từ “lợi” thứ hai có nghĩa là nướu răng.
Loại chơi chữ đồng âm này khó phân biệt và người đọc cần phân tích kỹ nghĩa mới xác định được.
Xem thêm bài viết khác
- Sự biểu đạt của tình quê hương ở hai câu trên và hai câu dưới có gì khác nhau về giọng điệu?
- Điền thêm tiếng vào sau các tiếng dưới đây để tạo từ ghép đẳng lập: núi, ham, xinh, mặt, học, tươi
- Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết gì?
- Đọc bài văn Hoa học trò (sách giáo khoa, trang 87) và trả lời câu hỏi
- Tìm những ví dụ thực tế để chứng tỏ rằng: Nếu chúng ta biết chú ý đến việc sắp xếp các ý cho rành mạch thì bài viết (lời nói) của chúng ta sẽ có hiệu quả thuyết phục cao
- Em cảm nhận được gì về hình ảnh người bà và tình cảm bà cháu dược thể hiện trong bài thơ?
- Hãy viết một đoạn văn ngắn về tình cảm quê hương, có sử dụng từ trái nghĩa
- Phân tích hình ảnh cô gái trong hai dòng cuối bài 4
- Phát biểu cảm nghĩ của em về đoạn cuối của văn bản bài Cổng trường mở ra
- Soạn văn bài: Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo)
- Phân tích cụm từ “Rủ nhau” và nêu nhận xét của em về cách tả cảnh của bài 2. Địa danh và cảnh trí trong bài gợi lên điều gì? Suy ngẫm của em về câu hỏi cuối bài ca: “Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”
- Soạn văn bài: Chuẩn mực sử dụng từ