Nội dung chính bài: Từ ghép
4 lượt xem
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Từ ghép". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
Từ ghép có hai loại: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập
- Từ ghép chính phụ:
- Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
- Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
- Từ ghép đẳng lập:
- Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (không phân ra tiếng chính, tiếng phụ).
- Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
B. Nội dung chính cụ thể
Từ ghép có hai loại: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập:
- Từ ghép chính phụ: Là loại từ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho nhau, trong đó tiếng chính thường có nghĩa rộng, bao quát một sự việc, hành động, sự vật. Tiếng phụ thường đứng sau tiếng chính, có nhiệm vụ bổ nghĩa cho tiếng chính. Loại từ ghép này có tính phân nghĩa rõ ràng.
- Ví dụ từ ghép chính phụ: Hoa hồng, bánh mì, thịt bò…
- Từ ghép đẳng lập: là loại từ có 2 hoặc nhiều từ tạo thành từ ghép đẳng lập đều có nghĩa và bình đẳng về mặt ngữ pháp, không có từ nào được xem là từ chính và ngược lại.
- Ví dụ từ ghép đẳng lập: Sách vở, cây cỏ, phong cảnh,...
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính bài: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm
- Hai dòng thơ đầu bài 4 có những gì đặc biệt về từ ngữ? Nhửng nét đặc biệt ấy có tác dụng, ý nghĩa gì?
- Tìm và xác định loại điệp ngữ trong các câu sau
- Thái độ của người bố đối với En ri cô là thái độ như thế nào? Dựa vào đâu mà em biết được?
- Em hãy so sánh sự khác nhau về số lượng và ý nghĩa biểu cảm giữa từ xưng hô tiếng Việt với đại từ xưng hô trong ngoại ngữ mà em đã học (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga)
- Điền các từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây để các câu liên kết chặt chẽ với nhau
- Trong ca dao, người nông dân thời xưa thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của mình. Em hãy sưu tầm một số bài ca dao đế chứng minh điều đó và giải thích vì sao?
- Bài 2 là tâm trạng người phụ nừ lấy chồng xa quê. Hãy nói rõ tâm trạng đó qua việc phân tích các hình ảnh thời gian, không gian, hành động và nỗi niềm của nhân vật
- Nội dung chính bài: Từ Hán Việt
- Đọc bài thơ dưới đây và cho biết tác giả đã dùng những từ ngữ nào để chơi chữ
- Viết đoạn văn ngắn về mái trường có sử dụng ít nhất ba từ ghép
- Nội dung chính bài: Thành ngữ