Phân tích hiệu quả của phép lặp cú pháp kết hợp với phép liệt kê trong hai đoạn trích
PHÉP LIỆT KÊ
Câu 1 (Trang 151 SGK) Phân tích hiệu quả của phép lặp cú pháp kết hợp với phép liệt kê trong hai đoạn trích sau:
a. Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền, cũng đã lâu ngày, không có áo thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho ăn, quan còn nhỏ thì ta thăng thưởng, lương có ít thì ta tăng cấp, đi thủy thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa, lúc hoạn-nạn thì cùng nhau sống chết, lúc nhàn-hạ thì cùng nhau vui cười, những cách cư-xử so với Vương Công Kiên, Đường Ngột Ngại ngày xưa cũng chẳng kém gì.
(Trích Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn)
b. Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.
Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.
Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.
(Hồ Chí Minh - Tuyên ngôn độc lập)
Bài làm:
a. Đoạn trích trong bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn:
- Liệt kê nhiều vế câu có cùng một kiểu kết cấu cú pháp:
... thì ta ...
... thì cùng nhau ...
- Phép liệt kê phối hợp với việc lặp cú pháp trong đoạn này có tác dụng nhấn mạnh và khẳng định sự đối đãi chu đáo, dầy tình nghĩa của Trần Quốc Tuấn đối với tướng sĩ trong mọi hoàn cảnh khó khăn.
b. Đoạn trích Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh
- Vừa sử dụng phép liệt kê (hàng loạt câu kể tội ác của thực dân Pháp: Chúng … chúng …)
- Vừa sử dụng phép lặp cú pháp (chủ yếu là kiểu cú pháp: C – V – Bổ ngữ)
- Tác dụng: lên án và tố cáo tội ác về chính trị của thực dân Pháp đối với nhân dân ta. Cũng cùng mục đích ấy là cách tách dòng liên tiếp dồn dập.
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính bài Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Bác ơi!
- Trong phần đầu của đoạn trích (từ đầu đến “làm nên Đất nước muôn đời”), tác giả đã cảm nhận về đất nước trên những phương diện nào? Cách cảm nhận của tác giả có gì khác với các nhà thơ cùng viết về đề tài này
- Soạn văn bài: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc
- Theo văn bản, bài thơ có bốn đoạn. Nêu ý chính của mỗi đoạn và chỉ ra mạch liên kết giữa các đoạn
- Nội dung chính bài Bác ơi! (Bài đọc thêm)
- Có nhiều ý kiến cho rằng, “Vào đại học là cách lập thân duy nhất của thanh niên ngày nay. Ý kiến của em về vấn đề này như thế nào? Hãy phát biểu quan niệm của mình
- Bình luận ý kiến sau đây của nhà văn Thạch Lam về văn chương: Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn
- Soạn văn 12 bài Ôn tập phần Văn học trang 213 sgk
- Có nhiều câu thơ, bài thơ so sánh tình yêu với sóng và biển. Hãy sưu tầm những câu thơ, bài thơ đó
- Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa, hãy giải thích vì sao văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX phải đổi mới.
- Giải thích và phân biệt thuật ngữ khoa học với từ ngữ thông thường qua các ví dụ sau: điểm, đường thẳng, đoạn thẳng, mặt phẳng góc, đường tròn, góc vuông…