Phân tích hình ảnh quan sử, bà đầm và sức mạnh châm biếm, đả kích của biện pháp nghệ thuật đối ở hai câu 5,6
42 lượt xem
Câu 3 (Trang 34 – SGK) Phân tích hình ảnh quan sử, bà đầm và sức mạnh châm biếm, đả kích của biện pháp nghệ thuật đối ở hai câu 5,6.
Bài làm:
- Đối lập với hình ảnh sĩ tử và quan trường là hình ảnh quan sứ và bà đầm. Sự có mặt của vợ chồng quan sứ có thể làm cho quang cảnh trường thi có vẻ trang nghiêm. Hai nhân vật này được đón tiếp linh đình: cờ cắm rợp trời.
- Biện pháp đảo ngữ kết hợp với nghệ thuật đối đã được vận dụng một cách triệt để, tạo nên sức mạnh đả kich, châm biếm dữ dội, sâu cay. Nơi cửa Khổng sân Trình là nơi mặc sức, tự nhiên lê váy của mụ đầm. "Váy lê quét đất" đối với "Lọng cắm rợp trời" (còn làm nhục quốc thể). Tú Xương đã đem cờ che đầu quan sứ đối lập với váy bà đầm, điều này tạo nên một tiếng cười nhưng ẩn trong đó không ít nỗi xót xa.
==> Bốn câu thơ vạch trần sự nhếch nhác, tùy tiện của khoa cử lúc bấy giờ. Đồng thời ngầm thể hiện nỗi xót xa chua chát của nhà thơ và người đọc.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn bài: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận
- Theo Nguyễn Trường Tộ, nho học truyền thống có tôn trọng pháp luật không?
- Soạn văn bài: Hai đứa trẻ
- Soạn văn bài: Thực hành về thành ngữ, điển cố
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Tự tình (bài II)
- Soạn văn bài: Phong cách ngôn ngữ báo chí
- Soạn văn bài: Hạnh phúc của một tang gia
- Nội dung chính bài: Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
- Soạn văn bài: Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản
- Phân tích giá trị phản ánh và phê phán hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh
- Lựa chọn từ ngữ thích hợp để dùng vào vị trí bỏ trống trong mỗi câu thơ sau và giải thích lí do lựa chọn
- Soạn văn bài: Chữ người tử tù